Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus thường gặp ở trẻ em. Bệnh dễ lây lan và có thể tạo thành ổ dịch lớn. Vậy trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì để nhanh khỏi? Có cần kiêng gì không? Những thắc mắc này của phụ huynh sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Xem ngay để tìm thấy câu trả lời cần thiết nhất nhé!
Bệnh thuỷ đậu là gì?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra với triệu chứng phổ biến là sốt nhẹ, nổi mụn nước ngứa ngáy toàn thân.
Trẻ bị thuỷ đậu thường có triệu chứng sốt, nổi mụn nước toàn thân
Thông thường, sau khoảng 7-10 ngày, nốt mụn sẽ tự vỡ, đóng vảy, khô dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, thuỷ đậu sẽ để lại những biến chứng như:
- Sẹo thâm, rỗ do nhiễm trùng da nơi mụn nước.
- Vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gây nhiễm trùng máu.
- Viêm phổi, viêm não, tiểu não có thể để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.
Mời bạn theo dõi thêm chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn trẻ bị thuỷ đậu cần làm gì tại đây:
Trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì?
Bên cạnh việc chăm sóc và điều trị phù hợp, phụ huynh cũng nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé.
Trẻ bị thủy đậu cần được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng
Đối với trẻ bình thường, việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng đã là cần thiết, khi trẻ bị bệnh, tiêu biểu như thuỷ đậu thì vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn. Bởi thuỷ đậu do Varicella Zoster gây ra nên bé cần có một hệ miễn dịch thật tốt để tiêu diệt virus này. Như chúng ta cũng biết, thức ăn chính là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, dưới đây là 4 nhóm thực phẩm tốt nhất dành cho trẻ bị thủy đậu mà chuyên gia đưa ra, bao gồm:
1. Nhóm thực phẩm kháng khuẩn
Như đã khẳng định ở trên, bệnh thủy đậu là do virus nên việc tăng cường các loại thực phẩm kháng khuẩn là rất quan trọng.
Điển hình như tỏi, chứa hợp chất hữu cơ allicin đặc tính kháng khuẩn cao. Khi ở dạng phân hủy, allicin sẽ chuyển hóa thành axit sulfenic, ngăn ngừa của vi khuẩn cơ hội tấn công nơi mụn nước. Hoặc nghệ cũng được sử dụng để tăng cường khả năng sát khuẩn, tránh biến chứng sẹo thuỷ đậu hiệu quả.
Lưu ý: Tỏi và nghệ có mùi và vị rất đặc trưng, nhiều trẻ sẽ không thích ăn trực tiếp bằng cách uống nước ép tỏi hay trà nghệ. Do đó, cha mẹ nên bổ sung 2 loại gia vị này vào các món ăn như cháo, canh, súp... để kích thích bé ăn ngon miệng hơn.
Tỏi và nghệ đều có đặc tính kháng khuẩn cao
Ngoài ra, các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm có tác dụng chống oxy hóa cao như: Chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, dưa leo, cà chua… cũng cần được thêm vào thực đơn cho bé nhằm tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng, đẩy nhanh quá trình sản sinh ra collagen, phòng ngừa sẹo lõm. Tuy nhiên, nếu trẻ bị mọc mụn trong miệng thì không nên cho bé ăn những trái cây có múi vì có thể kích ứng, khiến trẻ bị đau ở các vết loét hơn.
Đặc biệt, virus varicella-zoster gây ra thuỷ đậu sẽ phát triển mạnh khi có nồng độ axit amin arginine cao trong cơ thể. Vì vậy, cung cấp thêm lysine - một axit amin khác, có hoạt động đối nghịch với arginine (tỉ lệ nghịch) sẽ giúp cho quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn. Những thực phẩm trẻ bị thuỷ đậu nên ăn giàu lysine như:
- Sữa chua (tốt cho tiêu hoá, hỗ trợ miễn dịch).
- Cá (có chứa Omega 3, giàu lysine, kẽm, chống viêm tốt).
- Các loại thịt: Bò, cừu, lợn, gà (cũng tương đối giàu lysine, cung cấp protein cho cơ thể bé).
2. Nước
Đa số trẻ đều bị sốt khi nhiễm thuỷ đậu. Bởi vậy, bé cần bù đủ nước để tránh tình trạng mất nước nguy hiểm.
Với bé bị nốt thuỷ đậu mọc trong miệng thì nước lại càng trở nên quan trọng hơn.
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước
Cha mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước ấm, có thể bổ sung thêm nước ép trái cây tự nhiên, nước dừa để khuyến khích trẻ.
Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ép đóng chai, đồ uống có ga… vì những sản phẩm này có lượng đường quá cao, có thể khiến các nốt mụn trở nên ngứa ngáy, khó chịu hơn.
3. Nhóm thực phẩm kháng histamine
Mụn nước thủy đậu thường gây ngứa và nếu bị trầy xước (điều này xảy ra nhiều ở trẻ) thì rất dễ nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng histamine để cải thiện tình trạng này, nhưng với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ.
Do đó, phụ huynh có thể thay thế bằng những thực phẩm có đặc tính kháng histamine tự nhiên, bao gồm: Các loại thực phẩm giàu vitamin C như cải xoăn, bông cải xanh, ớt, đu đủ, kiwi và dâu tây, táo, rau bina, cải xoong và hành tây...
4. Nhóm thực phẩm tốt cho da
Các thực phẩm chứa chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe của da, giúp ngừa sẹo thuỷ đậu cũng cần được mẹ bổ sung cho trẻ, bao gồm:
- Trái cây và rau màu đỏ (giàu vitamin A, C và E) như cà chua, cà rốt, rau dền, bí đỏ, dâu tây…
Nên bổ sung trái cây và rau củ màu đỏ cho trẻ bị thuỷ đậu
- Thịt bò, cừu, rau bina, nấm và măng tây (giàu kẽm) cũng rất tốt do sức khỏe làn da.
- Dầu ô liu, bơ và cá hồi (giàu chất béo tự nhiên, vitamin A, E) làm mềm da, giảm tình trạng khó chịu, ngứa ngáy.
>>> XEM THÊM: 5 món tốt cho người bị thuỷ đậu
Bé bị thuỷ đậu kiêng ăn gì không?
Trẻ bị thuỷ đậu cũng cần kiêng một số thực phẩm để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh như:
Các loại thực phẩm làm từ bơ sữa: Bạn tránh cho con sử dụng các thực phẩm như sữa, phô mai, kem và bơ... vì sẽ làm cho da tiết dầu nhiều, khiến bé khó chịu, ngứa ngáy hơn.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Có thể thúc đẩy chứng viêm, làm tình trạng phát ban trở nên xấu hơn và làm chậm quá trình hồi phục.
Thức ăn cay nóng và mặn: Có thể gây kích ứng đối với các vết loét trong khoang miệng và cổ họng.
Không cho trẻ ăn đồ cay, nóng
Các nguồn thực phẩm arginine: Đây là axit amin, có thể thúc đẩy sự sinh sôi của virus, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài. Cụ thể như: Socola, đậu phộng, những loại hạt, bơ đậu phộng và nho khô…
Chất béo chuyển hóa: Bé cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn như ngũ cốc, bánh mì, bánh quy giòn và khoai tây chiên… vì có thể làm tăng tình trạng viêm, do đó ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu.
>>> XEM THÊM: Bị thuỷ đậu không nên ăn gì?
Bổ sung sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thuỷ đậu hiệu quả
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thuỷ đậu ở trên là vô cùng cần thiết. Bên cạnh tuân thủ phác đồ điều trị, thực đơn ăn kiêng ở trên, nhiều chuyên gia cũng khuyên phụ huynh sử dụng thêm bộ đôi sản phẩm trong uống, ngoài bôi có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị, ngăn biến chứng thuỷ đậu hiệu quả.Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cốm Subạc và gel bôi ngoài da Subạc.
Trong thành phần của cốm Subạc có chứa các thảo dược như: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, nhọ nồi… Đây vốn là những dược liệu quý đã được biết tới từ xa xưa, đều có vai trò là kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, tăng sức đề kháng, giảm nhẹ các triệu chứng thuỷ đậu nói riêng và các bệnh nhiễm trùng do virus nói chung. Kết hợp thêm các axit amin thiết yếu như L-Lysine, kẽm gluconate, và vitamin C, dựa trên dây chuyền sản xuất hiện đại, các nhà khoa học đã bào chế thành công một công thức toàn diện ở dạng cốm tiện dùng. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ điều trị, cốm Subạc là sản phẩm bổ sung từ bên trong giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, đặc biệt là trẻ em đang sinh sống trong vùng có ổ dịch.
Cốm Subạc vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ
Gel Subạc kế thừa và phát huy công dụng tuyệt vời của nano bạc, cùng dịch chiết neem và chitosan, giúp sát khuẩn, tái tạo da, giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình làm lành mụn nước, ngăn vi khuẩn xâm nhập, ngừa sẹo hiệu quả, an toàn.
Gel Subạc giúp sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo thuỷ đậu hiệu quả
Bộ đôi sản phẩm Subạc có thành phần hoàn toàn tự nhiên nên tuyệt đối an toàn, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ.
Cảm nhận người dùng
Kể từ khi có mặt trên thị trường, gel Subạc đã giúp rất nhiều bệnh nhân cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa biến chứng thủy đậu rất hiệu quả.
Tiêu biểu như trường hợp chị Trần Thị Thu Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại: 0344.232.386). Bởi bị nhiễm thủy đậu trong tháng thứ 6 của thai kỳ nhưng nhờ dùng Subạc chị Hồng đã dễ dàng khỏi bệnh và đặc biệt không hề ảnh hưởng tới thai nhi, chị đã sinh con hoàn toàn bình thường. Xem thêm chia sẻ của chị qua video này!
Hay như chị Hương (ở Hà Nội) cùng chồng đã an toàn thoát khỏi bệnh thủy đậu chỉ sau 2 ngày dùng gel Subạc. Cùng theo dõi quá trình đối phó với thủy đậu của vợ chồng chị TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cốm Subạc trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thuỷ đậu, mời bạn lắng nghe phân tích của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho trong video dưới đây!
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn về cách điều trị sẹo thủy đậu hiệu quả
Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì? Để phòng bệnh cũng như đối phó với thuỷ đậu hiệu quả, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi Subạc mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu có thắc mắc khác về bệnh thủy đậu và tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545.
Nguyễn Duyên
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!