Hiện nay các bệnh lý ngoài da do virus ngày càng phổ biến, đặc biệt thường bùng phát thành các đợt dịch nguy hiểm, khó kiểm soát. Do vậy việc nắm được các bệnh lý ngoài da do virus giúp cộng đồng có thêm kiến thức phòng ngừa và điều trị các bệnh này.
Bệnh Herpes và những điều cần biết
Bệnh Herpes là gì
Nhiễm trùng da do virus Herpes hominis: Hiện đã phát hiện 2 typ của virus H.hominis. Typ 1 chủ yếu gây ra các đợt cảm lạnh tái phát ở vùng môi trên, và typ 2 thường gây tổn thương herpes sinh dục. Carcinoma cổ tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ có hiệu giá kháng thể cao với herpes typ 2 nhưng không có sự kết hợp nào được chứng minh với bệnh ác tính được ghi lại với virus typ 1. Nhiễm virus typ 1 nguyên phát thường phổ biến nhất ở thời ấu thơ hoặc đầu tuổi trưởng thành và thường là tiền lâm sàng.
Triệu chứng của bệnh herpes
- Mệt mỏi, sốt với loét đau ở miệng và hạch bạch huyết vùng sưng to, đau.
- Tổn thương tồn tại trong 3- 6 ngày và giảm một cách tự nhiên. Tổn thương bao gồm một nhóm bọng nước nhỏ ở trên bề mặt da cũng như trên niêm mạc miệng.
- Những đợt nhiễm virus herpes simplex tái phát bắt đầu bằng cảm giác đau nhói và sau đó xuất hiện tổn thương đau, nhậy cảm đau, thường ở môi trên.
- Những bệnh nhân AIDS có thể bị nhiễm H.simplex lan rộng, đau và dai dẳng thường là herpes simplex typ 2.
Điều trị bệnh herpes
- Xử trí nhiễm virus nguyên phát nặng phần lớn là giúp duy trì cân bằng dịch. Nếu cần, có thể chỉ định cho dùng kháng sinh toàn thân để phòng nhiễm trùng thứ phát.
- Các tổn thương nhiễm herpes simplex tái phát là khó phòng ngừa. Acyclovir dùng đường uống với liều 200mg x 5/ ngày có thể giảm mức độ của các đợt tái phát, nhưng chỉ nên dùng trong những giai đoạn đầu của tái phát. Ở những bệnh nhân đã từng bị tái phát nhiều lần thì 200mg acyclovir dùng đường uống x 2- 3/ ngày trong nhiều tháng có thể giảm số lần tái phát . Nhìn chung các chế phẩm acyclovir dùng tại chỗ không có hiệu quả.
- Để dùng tại chỗ, thuốc màu povidon iod sẽ làm khô tổn thương và làm giảm nhiễm khuẩn thứ phát. Giá trị của acyclovir tại chỗ vẫn còn nghi ngờ một khi nhiễm trùng đã rõ. Những bệnh nhân bị niễm herpes simplex cần nhớ rằng không được bôi các steroid tại chỗ lên tổn thương và tránh tiếp xúc với những người bị eczema tạng dị ứng.
Bệnh Zona và những điều cần biết
Bệnh Zona là gì
Nhiễm trùng da do virus thủy đậu, virus Herpes varicellae.
Zona là bệnh của người lớn và người nhiều tuổi, rất hiếm gặp ở trẻ em và người trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên cũng giống như những virus khác, bệnh có thể phát triển ở thể rầm rộ và nặng ở những người tổn thương hệ miễn dịch hoặc do bệnh hoặc do trị liệu. Bệnh ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV/ AIDS.
Triệu chứng bệnh Zona
- Sau đau tiền triệu, thường phân bố theo khúc bì, khó chịu và đôi khi có sốt, sẽ xuất hiện dải hồng ban theo tuyến trên khúc bì này. Sau đó là nhóm những mụn nước nhỏ phát triển trên hồng ban. Một số tổn thương này có thể nhiễm trùng thứ phát và hạch vùng sưng to. Đau có thể xuất hiện mà không có các dấu hiệu lâm sàng khác.
Các thể lâm sàng khác: Đau, bọng nước ở tai, loét nặng ở vùng sinh dục, bí tiểu tiện.
Điều trị Zona
-Điều trị trường hợp nhẹ là điều trị triệu chứng : thuốc giảm đau, duy trì cân bằng dịch, bôi thuốc làm dịu da tại chỗ như povidon iod. Không dùng các steroid tại chỗ bôi vào tổn thương này hay bất kỳ tổn thương nào khác có virus đang phát triển mạnh. Các tổn thương sẽ được cải thiện trong 5- 10 ngày.
- Điều trị bệnh nhân đau và nhiễm trùng lan rộng hơn hoặc tổn thương hệ miễn dịch: acyclovir 800mgx % / ngày trong 7 ngày.
Bệnh thủy đậu và những điều cần biết
Bệnh thủy đậu là gì
Thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster virus – VZV, rất hay lây và lành tính, có đặc điểm lâm sàng là phát ban, dát, sẩn, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết cùng tồn tại với nhiều lứa tuổi khác nhau. Thường kèm triệu chứng toàn thân sốt và mệt mỏi nhẹ. Sauk hi khỏi để lại sẹo mờ nhạt. Nhiễm virus tiên phát có thể xảy ra ở người trưởng thành, hãn hữu có biến chứng viêm phổi và viêm não.
+ Tuổi: 90% số ca xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi, 5% ở lứa tuổi >5 tuổi.
+ Tỷ lệ mắc bệnh: 3 triệu – 4 triệu ca hàng năm ở Mỹ.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Thể lâm sàng điển hình:
+ Thời kỳ ủ bệnh: thay đổi từ 10 đến 23 ngày.
+ Tiền triệu: nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau mình.
+ Giai đoạn toàn phát: sau 24- 36 giờ có xuất hiện sốt mức độ vừa phải và phát ban.
+ Ngoại ban: ban đầu dạng vết chấm, sẩn (thường không quan sát thấy), có khi là sẩn phù và nhanh chóng thành mụn nước (trong 24- 48 giờ). Mụn nước có thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh, thường có kèm theo ngứa. Mụn nước chứ dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm và nhanh chóng trở thành mụn mủ, mụn mủ trắng mịn và thành vẩy tiết màu đỏ nâu trong vòng 8 – 12 giờ. Vẩy tiết rụng sau 1- 3 tuần. Khi khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay hay sẹo vĩnh viễn.
+ Vị trí: tổn thương ban đầu mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình và các chi. Mụn nước mọc nhiều ở vùng ít tì ép như vùng liên bả, bên sườn, nách, kheo, có khi dày đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi. Bàn chân và bàn tay ít khi bị.
+ Niêm mạc: tổn thương thường xuất hiện ở vòm khẩu cái, niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, hầu họng,...với các mụn nước nhỏ, tiếp theo là vết trợt nông, tổn thương mất đi sau 6-8 ngày.
+ Toàn thân: sốt nhẹ.
Các thể lâm sàng khác:
+ Thể thủy đậu xuất huyết: có thể gặp ở trẻ em, tổn thương là các mụn, bọng máu sau đó biến thành mụn mủ.
+ Thể thủy đậu hoại tử: xuất hiện ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp hoặc các bệnh nặng khác, đặc tính là có tổn thương loét hoại tử.
+ Thể thủy đậu xuất huyết trong hội chứng đông máu rải rác nội mạch (xuất huyết bạo phát).
Biến chứng bệnh thủy đậu
+ Bội nhiễm tụ cầu và liên cầu, chốc, nhọt, viêm mô tế bào và hoại tử.
+ Ở người lớn có thể thấy viêm phổi nặng do virus.
+ Viêm thận cấp tính, nhiễm khuẩn huyết.
+ Ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
+ Bệnh thủy đậu sẽ rất nặng ở trẻ đã và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hay bằng corticoid.
Điều trị thủy đậu
+ Nằm nghỉ ngời trong thời kỳ có sốt.
+ Acyclovir: uống, làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát.
+ Điều trị triệu chứng ngứa: bôi kem kháng histamine và uống kháng histamine tổng hợp.
+ Điều trị bội nhiễm vi khuẩn: bôi thuốc màu, hồ nước, mỡ kháng sinh (mỡ bactroban), uống erythromycin, cephalexin.
+ Tránh gãi vì có thể gây sẹo vĩnh viễn.
+ Trong các thể nặng tuyệt đối tránh sử dụng corticoid, chú ý cân bằng nước, điện giải.
+ ĐIều trị thủy đậu tràn lan dùng cyclovir đường tĩnh mạch hoặc vidarabine cho các ca thủy đậu nặng, viêm phổi thủy đậu, viêm não thủy đậu và thủy đậu ở người thiếu hụt miễn dịch.
+ Điều trị cả triệu chứng và nguyên nhân của bệnh thủy đậu bằng gel sát khuẩn, tí tạo da ngăn ngừa sẹo Subạc với thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan và cao sầu đâu.
Phòng ngừa bệnh thủy đậu
+ Tạo miễn dịch: dùng vaccine varivax có hiệu lực 80% không bị nhiễm VZV tiên phát, tốt nhất là chỉ định cho các bệnh nhân có nguy cơ mắc thủy đậu, như trẻ sơ sinh, trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch (điều trị nhiễm HIV, ung thư). Vaccin VZV gây cả miễn dịch trung gian tế bào và tạo kháng thể chống lại virus.
Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết
Bệnh tay chân miệng là gì
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm đường ruột họ Picornaviridae gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh là những mụn nước, bọng nước ở tay, chân và miệng. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như chốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Bệnh do Enterovirus (nhóm virus đường ruột) gây ra, thường gặp nhất là chủng virus Coxsackie A16. Ngoài ra, một số chủng virus Coxsackie nhóm A khác (A4-A7, A9, A10) hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Trong những năm gần đây, ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á xuất hiện những vụ dịch bệnh tay chân miệng do Enterovirus typ 71 gây nên. Khác với các chủng Coxsackie cổ điển, chủng Enterovirus typ 71 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong. Cần lưu ý là bệnh này không có liên quan gì đến bệnh lở mồm long móng ở gia súc, một bệnh gây ra bởi Aphthovirus.
Tính chất lây lan của bệnh
Virus có tính chất lây lan rất mạnh. Virus truyền trực tiếp từ người sang người. Người lành bị nhiễm virus do hít hay nuốt phải các giọt nhỏ chất tiết đường tiêu hoá, hô hấp được phát tán khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Virus cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước hoặc tiếp xúc với phân của bệnh nhân. Trong vùng dịch, có rất nhiều trẻ em bị nhiễm và đào thải virus ra môi trường nhưng không phải tất cả trẻ đó có biểu hiện bệnh.
Triệu chứng tay chân miệng
Triệu chứng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày. Biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó bệnh sang giai đoạn toàn phát. Đầu tiên là sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Các mụn nước trong miệng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét rất đau rát làm bệnh nhân khó ăn uống. Tiếp theo, xuất hiện các mụn nước, bọng nước ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước, bọng nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7 đến 10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả khi không được điều trị. Bệnh nhân có khả năng lây bệnh cho người khác qua đường hô hấp trong 1 tuần đầu bị bệnh. Bệnh nhân còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng một người có thể bị bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu lần sau bị nhiễm các chủng virus khác với những lần trước. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy nhiên người lớn chưa có miễn dịch với bệnh cũng có thể mắc bệnh.
Biến chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh có thể gây biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi. Đây là một biến chứng rất hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong, thường do chủng Enterovirus típ 71 gây ra.
Điều trị bệnh tay chân miệng
Cần đưa bệnh nhân đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc truyền nhiễm, không được tự mua thuốc điều trị để tránh các biến chứng. Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
Ngoài ra có thể điều trị các tổn thương ngoài da của người bệnh bằng cách bôi gel sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo Subạc với thành phần chính Nano bạc có tác dụng diệt virus gây bệnh, giúp mau lành các tổn thương trên da.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Hiện tại vẫn chưa có vaccin phòng bệnh chân tay miệng. Trong vùng dịch, biện pháp hữu hiệu nhất để khống chế dịch là phòng lây lan bệnh sang người lành. Các biện pháp phòng ngừa là:
- Người lành, nhất là trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân nếu không thực sự cần thiết.
- Sau khi chăm sóc bệnh nhân, cần rửa tay kỹ với xà phòng.
- Không được chọc vỡ các mụn nước bọng nước trên da bệnh nhân.
- Giặt các đồ dùng của bệnh nhân và lau phòng ở của bệnh nhân bằng các dung dịch sát khuẩn có chlor.
- Cần theo dõi chặt chẽ những trẻ có biểu hiện sốt trong vùng dịch.
- Cho trẻ nghỉ học cho đến khi khỏi bệnh.
Công nghệ nano trong hỗ trợ điều trị các tổn thương ngoài da do virus
Cùng với tiến bộ của khoa học công nghệ, các nhà nghiên cứu không ngừng đưa ra các phương pháp bào chế các sản phẩm hỗ trợ điều trị các tổn thương ngoài da đảm bảo tính an toàn và thấm sâu để đạt hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị. Và công nghệ nano ra đời đã tạo một bước tiến mới trong lĩnh vực dược phẩm, các hạt nano với kích thước siêu nhỏ giúp thấm sâu hơn từ đó tăng tác dụng hỗ trợ điều trị lên tới hàng nghìn lần.
Có thể thấy, đối với các tổn thương ngoài da do nhiễm virus gặp rất nhiều khó khăn trong cải thiện chúng. Có rất ít sự lựa chọn thuốc kháng virus để xử lý virus này, người bị nhiễm virus thường được duy trì cân bằng dịch để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và bôi thuốc làm dịu da tại chỗ, giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các thuốc kháng virus thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ do nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm như: các thuốc kháng virus thường có độc tính cao, gây nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thần kinh và tâm thần. Vậy vấn đề đặt ra là tìm được một phương pháp cải thiện an toàn và hiệu quả.
Để đáp ứng nhu cầu đó, gel làm sạch da Subạc ra đời. Subạc có thành phần chính là nano bạc – một chất sát khuẩn tự nhiên an toàn và rất hiệu quả trên tác dụng tiêu diệt các loài virus vi khuẩn, và nấm mốc, kể cả vi khuẩn kháng thuốc do chúng không có khả năng đề kháng chống lại tác dụng của nano bạc. Nano bạc không gây kích ứng, an toàn và có hiệu quả tác dụng cao, giúp giảm triệu chứng ban da, mụn nước ở các tổn thương ngoài da do virus. Những tác dụng này được tăng cường khi phối hợp với các thành phần khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm đặc biệt là tác dụng thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo có ở các thành phần cao neem, chitosan làm cho Subạc là một công thức chuyên biệt, độc đáo giúp làm sạch và sát khuẩn da, niêm mạc miệng, giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo.
Những người đã thành công trong hỗ trợ điều trị thủy đậu và chân tay miệng nhờ gel Subạc
Và trường hợp hai vợ chồng chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, Hà Nội) vừa trải qua những ngày mắc thủy đậu. Chị tưởng phải nghỉ việc ở nhà nhiều ngày để khắc phục virus và phòng tránh lây ra những người xung quanh, nhưng chỉ sau 3 - 4 ngày hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm gel thảo dược Subạc, vợ chồng chị Hương đã khống chế được toàn bộ nốt phỏng, mụn nước không lên thêm, những nốt mụn cũ teo dần rồi biến mất mà không để lại sẹo.
Chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điệ thoại: 0963121251). Chị An đã rất lo lắng khi người con thứ 2 chẳng may mắc tay chân miệng. Nhưng nhờ dùng gel sát khuẩn Subạc nguồn gốc thảo dược, con chị đã mau chóng được cải thiện, có thể ăn ngủ, vui chơi và đi lớp bình thường. Dưới đây là những lời tâm sự của chị Bình An về quá trình vượt qua virus tay chân miệng cho con:
* Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm tùy thuộc vào cơ địa mỗi người
Cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị zona thần kinh trên mặt.
Dành vài phút lắng nghe chuyên gia Nguyễn Hồng Hải tư vấn cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tay chân miệng an toàn và hiệu quả:
Chuyên gia Lê Văn Nhân giải đáp câu hỏi: Hỗ trợ điều trị sởi bằng gel Subạc có gây tác dụng phụ không qua viseo sau đây:
Tác dụng của gel Subạc không chỉ được khẳng định qua nhiều trường hợp sử dụng tốt, bởi ý kiến đánh giá của các chuyên gia mà sản phẩm này còn được người tiêu dùng bình chọn với nhiều giải thưởng cao quý liên tục nhiều năm liền: “Top 100 sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em”. Và mới đây, sản phẩm này đã lọt vào danh sách: “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” và "Thương hiệu gia đình tin dùng".
Để được tư vấn về bệnh và sản phẩm, các bạn có thể gọi vào số điện thoại (zalo/viber): 0916755060/ 091675754
Tại sao GEL SUBẠC được hàng ngàn người sử dụng để cải thiện các tổn thương ngoài da do virus như: Tay chân miệng, thủy đậu, zona,…? 1. Gel bôi ngoài da Subạc là sản phẩm 100% nguồn gốc tự nhiên, XUẤT HIỆN ĐẦU TIÊN trên thị trường Việt Nam từ năm 2015, chuyên dùng cho các tổn thương ngoài da do virus như: Thủy đậu, tay chân miệng, herpes, zona, sởi, viêm niêm mạc miệng và các trường hợp bị bỏng nhẹ, côn trùng cắn, muỗi đốt,.. 2. Gel Subạc có sự kết hợp độc đáo của 3 thành phần: Nano bạc, cao neem (xoan Ấn Độ hay cây sầu đâu), chitosan, giúp giảm các triệu chứng mụn nước, phát ban, làm sạch da, sát khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo. Hiệu quả sau 2-3 ngày sử dụng. 3. Gel Subạc có khả năng thẩm thấu rất nhanh vào da nên đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn, không gây tác dụng phụ hay kích ứng da, có thể bôi trực tiếp vào miệng, phù hợp cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong các trường hợp mắc tổn thương ngoài da do nhiễm virus. 4. Gel Subạc là sản phẩm UY TÍN, được các tổ chức, cá nhân đánh giá cao và trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em, Thương hiệu uy tín trong thời kỳ hội nhập; Sản phẩm an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng; Thương hiệu gia đình tin dùng… |
* Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
SuBạc với các thành phần từ thiên nhiên với thành phần chính là nano bạc – đây một chất sát khuẩn tự nhiên an toàn và rất hiệu quả trên tác dụng tiêu diệt các loài virus vi khuẩn, và nấm mốc, kể cả vi khuẩn kháng thuốc do chúng không có khả năng đề kháng chống lại tác dụng của nano bạc. Nano bạc không gây kích ứng, an toàn và có hiệu quả tác dụng cao, giúp giảm triệu chứng ban da, mụn nước. Những tác dụng này được tăng cường khi phối hợp với các thành phần khác có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm đặc biệt là tác dụng thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo có ở các thành phần cao neem, chitosan làm cho SuBạc là một công thức chuyên biệt, toàn diện giúp làm sạch và sát khuẩn da, niêm mạc miệng, giúp tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo. Tuy nhiên đối với vết bỏng lâu thì khả năng liền sẹo không cao bạn nhé. Để được tư vấn kỹ từ dược sỹ bạn để lại số điện thoại hoặc vui lòng gọi tới hotline 18006107 bạn nhé!
Thân ái!
Các nguyên nhân có thể gây nổi mụn toàn thân và ngứa da:
1. Bệnh thủy đậu và Zona.
2. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ thực vật.
3. Viêm da tiếp xúc với hóa chất từ động vật.
4. Viêm da dị ứng: dị ứng do thời tiết và phấn hoa.
5. Bệnh của da: Nấm da, nấm kẽ, nấm móng, lang ben, nấm tóc, bệnh rận lông mu (do con rận sống trên da vùng có lông, tóc hút máu gây ra ngứa), ghẻ.
6. Do các bệnh trong cơ thể:
+ Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun sán): da hay nổi mẩn ngứa.
+ Bệnh tiểu đường: thường gây ngứa ở da, mụn nhọt, nhiễm nấm.
+ Suy thận: không thải được các chất độc ra ngoài cũng gây ngứa da.
+ Thay đổi nội tiết: khi mang thai thường bị ngứa da lan tỏa.
+ Bệnh bạch huyết ác tính: thường ngứa dữ dội từng đợt, kèm hạch bạch huyết sưng to.
+ Mụn nhọt thân thể.
+ Sùi mào gà: gây các nốt mụn sần trên da.
+ Viêm gan, suy gan.
+ Bệnh mụn rộp do vi-rút Herpes.
+ HIV & AIDS.
7. Do hóa chất: chất độc da cam, mỹ phẩm...
Việc xác định nguyên nhân gây ngứa phải căn cứ vào soi tổn thương da tại chỗ, tìm ký sinh trùng hoặc cấy tìm vi sinh vật gây bệnh.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn là không nên tự mua thuốc điều trị, nên đến khám tại các cơ sở khám bệnh chuyên khoa da liễu. Nếu bệnh ngoài da do virus bạn có thể tham khỏa sử dụng gel SuBạc để điều trị có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo rất tốt. Chúc bạn sức khỏe