Người bị thủy đậu không nên ăn gì? – TOP 5 thực phẩm bạn cần tránh xa

Bị thủy đậu không nên ăn gì? Thắc mắc này đang được đông đảo mọi người tìm hiểu trên các diễn đàn mạng xã hội. Bởi, thủy đậu là bệnh do virus “tấn công” nên có tốc độ lây nhiễm chóng mặt và hoành hành khó kiểm soát, dễ khiến người bệnh gặp nguy hiểm. Nếu bạn là một trong số những người có chung băn khoăn trên và đang tìm kiếm câu trả lời, thì đừng bỏ qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Thủy đậu là gì và có nguy hiểm không?

Thủy đậu là một bệnh ngoài da do nhiễm virus Varicella Zoster. Tuy là căn bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu gồm:

Hình ảnh virus gây bệnh thủy đậu

Hình ảnh virus gây bệnh thủy đậu

- Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.

- Viêm não, viêm màng não: Biến chứng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.

- Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.

- Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn tiến nặng sẽ ảnh hưởng đến thận, gây viêm thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.

- Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện rõ ràng. Những dấu hiệu thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.

- Biến chứng thủy đậu khi mang thai (Thủy đậu chu sinh): Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau sinh gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Cụ thể, thai nhi có thể bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, khuyết tật, tử vong.

- Viêm tai ngoài, tai giữa: Người bị thủy đậu có thể bị viêm tai trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.

Viêm tai giữa – Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Viêm tai giữa – Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

- Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella Zoster (VZV) vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh. Khi hệ thần kinh suy yếu, virus tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.

- Viêm thanh quản: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm thanh quản trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong trong khoang miệng hay niêm mạc miệng gây nhiễm trùng, sưng tấy.

- Viêm võng mạc: Virus VZV xâm nhập vào giác mạc sẽ tổn thương đến mắt, thậm chí dẫn đến bệnh viêm võng mạc.

- Hội chứng Reye: Người mắc bệnh thủy đậu trong quá trình điều trị có sử dụng Aspirin sẽ mắc phải Hội chứng Reye - căn bệnh liên quan đến não và thoái hóa mỡ gan. Các biểu hiện thường gặp của biến chứng này như hôn mê, co giật, vàng da, gan phình to, não bị phù, xuất huyết nội tạng.

>>> Xem thêm: Bệnh thủy đậu và những điều bạn chưa biết

Vậy, bị thủy đậu không nên ăn gì?

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng khác, sự tiến triển của bệnh thủy đậu có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, do đó điều quan trọng là nên tránh xa các loại thực phẩm nhất định khi đang mắc bệnh thủy đậu. Một số loại thực phẩm sẽ kích thích các vết loét, chậm liền vết thương hoặc làm cho bạn cảm thấy khó chịu và bệnh trở nên nặng hơn.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sự chuyển biến tích cực của bệnh thủy đậu

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sự chuyển biến tích cực của bệnh thủy đậu

1. Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Thịt và những thực phẩm khác có nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo, nên tránh khi bạn có thủy đậu.

Những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể gây viêm, làm cho việc chữa lành phát ban xấu đi hoặc chậm hơn. Nếu bạn thích ăn kem, nên chọn sữa chua ít chất béo đông lạnh hoặc kem ít chất béo như một sự thay thế.

2. Tránh trái cây họ cam quýt

Các trái cây họ cam quýt không thích hợp khi mụn nước thủy đậu đang mọc lên trong miệng và cổ họng bạn.

Không nên ăn các loại trái cây họ cam quýt hoặc uống nước chanh, cam khi đang mắc thủy đậu. Hàm lượng acid cao trong trái cây họ cam quýt rất có thể gây kích ứng những vết loét, làm chậm lành vết thương và gây đau dữ dội.

>>> Xem thêm: Thủy đậu ngứa ngáy và cách xử lý

3. Tránh thực phẩm cay và mặn

Thức ăn cay và mặn có thể gây kích ứng loét trong miệng và cổ họng. Do đó,  nên tránh khi bạn đang mắc bệnh thủy đậu.

Các thực phẩm bao gồm: Nước dùng gà muối, nước rau ép pha trộn hoặc bất kỳ loại súp có chứa ớt hoặc gia vị cay. Nếu bạn muốn nhâm nhi một chút gì đó nóng, hãy thử dùng nước rau có ít muối thay cho canh thịt gà hoặc thịt bò.

Bị thủy đậu không nên ăn đồ cay nóng

Bị thủy đậu không nên ăn đồ cay nóng

4. Tránh thực phẩm chứa nguồn Arginine

Arginine- một axit amin có thể giúp thúc đẩy sự sao chép của virus. Sự sao chép virus có thể thúc đẩy bệnh thủy đậu trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn.

Không dùng các thực phẩm có chứa nhiều arginine như chocolate, đậu phộng, bơ đậu phộng và nho khô.

5. Tránh các chất béo trans (chất béo chuyển hóa)

Nhiều loại thực phẩm chế biến có chứa chất béo trans, một chất béo nhân tạo mà cơ thể con người khó hấp thu, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Đồng thời, chất béo trans có thể làm tăng tình trạng viêm, và điều này có thể tác động xấu đến bệnh thủy đậu.

Đọc nhãn cẩn thận các thực phẩm để tránh dùng chất béo trans. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm được chế biến hoàn toàn vì đó là những nguồn chính cho các chất béo trans. Một số loại thực phẩm nên tránh bao gồm bánh mì, bánh quy, bánh quy giòn và khoai tây chiên.

>>> Xem thêm: Bị thủy đậu có được gội đầu không?

Kiểm soát tốt bệnh thủy đậu bằng sản phẩm gel Subạc

Ngoài việc lưu ý trong chế độ ăn uống, thì nhiều chuyên gia khuyên bạn hãy lựa chọn sử dụng kết hợp với dòng sản phẩm thảo dược, đó chính là gel Subạc – Sản phẩm được chứng minh về tác dụng trên người dùng và nhiều chuyên gia da liễu đánh giá cao.

Gel Subạc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu

Gel Subạc hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu

Như chúng ta đã biết, từ xa xưa, bạc có rất nhiều lợi ích và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Ngày nay, tác dụng của bạc càng được nhân lên gấp bội khi bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Nano bạc giúp cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn; tiêu diệt chúng một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nano bạc còn giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong hỗ trợ điều trị các tổn thương ngoài da do virus, vi khuẩn gây nên như: Thủy đậu, tay chân miệng, zona, sởi, herpes,… và có tác dụng trên cả những người bị côn trùng cắn, muỗi đốt hay vết bỏng nhẹ…

Đặc biệt, khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan,… đã tạo nên một công thức độc đáo giúp đẩy nhanh quá trình hỗ trợ điều trị thủy đậu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, mau khỏe hơn.

Vì được bào chế từ sản phẩm thảo dược nên khi sử dụng lâu dài bạn cũng không gặp phải tác dụng phụ!

Hotline

Cảm nhận người dùng

Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) bị thủy đậu trong lúc đang mang thai. May mắn khi chị biết tới gel Subạc, sử dụng vài ngày, các nốt mụn đã dần cải thiện. Để hiểu rõ về quá trình vượt qua thủy đậu của chị Hồng, bạn hãy xem chia sẻ của chị tại video này:

>>> Xem thêm:  Chia sẻ về cách vượt qua thủy đậu của gia đình chị Thảo Hương

Đánh giá của chuyên gia

“Khi bị thủy đậu, bạn cần đi khám và điều trị sớm. Bạn nên dùng gel Subạc để bảo vệ da và cải thiện tình trạng thủy đậu”. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của gel Subạc, mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn tại đây:

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng của gel Subạc

Bài viết đã cung cấp kiến thức về bệnh thủy đậu và giải đáp được thắc mắc bị thủy đậu không nên ăn gì cho bạn. Đồng thời, để phòng ngừa và loại bỏ được nỗi lo bị thủy đậu, mọi người nên trang bị trong tủ thuốc nhà mình tuýp gel Subạc để khi cần có thể đáp ứng được ngay và tránh những biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn thành công!

Đặt mua ngay

Nếu muốn biết thêm khi bị thủy đậu không nên ăn gì hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 0916757545

Minh Đức



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.