Herpes môi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Herpes môi là căn bệnh mang lại nhiều phiền toái cho người mắc. Bệnh khiến người mắc tự ti vì vết mụn rộp mọc ở vị trí môi gây mất thẩm mỹ. Vậy herpes môi là bệnh gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật những thông tin cần biết qua bài viết dưới đây.

Herpes môi là bệnh gì?

Herpes môi hay còn gọi là mụn rộp ở môi. Đây là một bệnh nhiễm trùng vùng miệng do virus gây ra. Các nghiên cứu ước tính rằng có đến 50 - 80% dân số mắc Herpes môi bao gồm cả những người không có biểu hiện ra bên ngoài.

>>> XEM THÊM: Bệnh herpes là gì? – Những điều bạn chưa biết có thể tìm hiểu ngay Ở ĐÂY!

Nguyên nhân gây ra herpes môi 

Herpes môi được gây ra bởi virus HSV (Herpes simplex virus). Có 2 loại virus Herpes chính là HSV-1 và HSV-2. Cả hai loại virus này đều có thể gây nên bệnh herpes môi, trong đó:

  • HSV-1 thường gây ra herpes ở miệng, dẫn đến mụn rộp hoặc mụn nước trên môi. Theo các thống kê, ước tính có đến 80-90% trường hợp mắc bệnh herpes môi là do HSV-1 gây ra.
  • HSV-2 chủ yếu gây bệnh ở bộ phận sinh dục và phần dưới cơ thể. Tuy nhiên, virus này vẫn có thể gây bệnh herpes môi. Ước tính có khoảng 10-20% số ca mắc Herpes môi là do HSV-2 gây ra.

Sau khi bị nhiễm, virus Herpes simplex sẽ tồn tại trong cơ thể suốt quãng đời còn lại. Khi gặp điều kiện thuận lợi, bệnh dễ dàng tái phát trở lại, điều này gây rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và điều trị bệnh herpes môi.

>>> XEM THÊM: Virus herpes và các bệnh liên quan

HSV-1-va-HSV-2-deu-co-the-gay-ra-benh-Herpes-moi.webp

HSV-1 và HSV-2 đều có thể gây ra bệnh Herpes môi

Triệu chứng Herpes môi

Biểu hiện Herpes môi ban đầu là ngứa, đau, nóng rát ở môi và sau đó xuất hiện các nốt mụn nước mọc thành cụm gây khó chịu. Tùy thuộc vào thời gian và giai đoạn mắc bệnh mà các triệu chứng có thể khác nhau, cụ thể như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Đối với bệnh mụn rộp ở miệng, khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với vi rút đến khi xuất hiện các triệu chứng là 2-12 ngày. Trong khoảng thời gian này thì người bệnh hầu như không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì.

Thời kỳ khởi phát

Với những người nhiễm Herpes môi lần đầu có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Sốt cao liên tục.
  • Khó thở, nuốt khó.
  • Đau đầu.
  • Sưng hạch bạch huyết (sờ vào vùng ở hai bên cổ, dưới hàm thấy có hạch sưng to).

Tuy nhiên, trên thực tế cũng ghi nhận được khá nhiều trường hợp không xuất hiện bất cứ triệu chứng khởi phát nào khi lần đầu mắc bệnh Herpes môi.

Thời kỳ phát bệnh

Herpes môi đặc trưng bởi dấu hiệu mụn rộp ở mép môi, cụ thể như sau:

  • Người mắc Herpes môi sẽ cảm thấy ngứa ngáy, đau và nóng rát ở trên môi trước khi mụn rộp xuất hiện.
  • Vài ngày sau khi có triệu chứng, các cụm mụn nước nhỏ, căng sẽ mọc lên xung quanh phần môi và dưới mũi. Ngoài ra, chúng có thể mọc ở một số vị trí khác nhưng ít gặp hơn như lợi, mặt trước của lưỡi, bên trong má. Mụn rộp có thể gây đau cổ họng với các vết loét nông và một lớp phủ màu xám trên amidan.
  • Các mụn nước này có kích thước khác nhau từ 0,5 đến 1,5cm nhưng thường kết hợp lại thành từng đám, nhìn giống như chùm nho. 
  • Mụn nước thường tồn tại vài ngày, sau đó vỡ và khô lại, tạo thành lớp vỏ mỏng màu vàng.

Thời kỳ hồi phục

Sau khoảng 4 ngày kể từ khi xuất hiện mụn rộp ở môi, các vết loét bắt đầu đóng vảy và lành lại.

Thời kỳ tái phát

Herpes môi có thể tái phát nhiều lần trong một năm gây khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy yếu (người già, trẻ nhỏ, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, mắc HIV…). 

Sốt, cảm cúm, cảm lạnh, suy giảm sức đề kháng có thể là nguyên nhân khiến Herpes môi tái phát. Đôi khi, bệnh sẽ tái phát trở lại mà không cần có tác nhân kích thích.

Cac-mun-nuoc-do-Herpes-moi-gay-ra-khien-nguoi-mac-vo-cung-kho-chiu.webp

Các mụn nước do Herpes môi gây ra khiến người mắc vô cùng khó chịu

Bệnh Herpes môi có lây không?

Herpes môi là bệnh có thể lây truyền từ người sang người. Người lành có thể nhiễm virus Herpes simplex khi tiếp xúc trực tiếp với vết mụn rộp, nước bọt hay dịch sinh dục từ người bệnh bao gồm: Ăn uống chung, dùng chung dao cạo râu, hôn, quan hệ tình dục…

Thời điểm mà Herpes môi dễ lây lan nhất là khi vết mụn rộp vỡ ra, vì chất dịch từ mụn rộp có chứa rất nhiều virus. Những người nhiễm virus HSV không có biểu hiện vẫn có khả năng lây lan bệnh Herpes môi. 

Da trên bộ phận sinh dục, miệng và mắt là những vị trí dễ bị nhiễm trùng nhất. Các vùng da khác có thể bị nhiễm trùng nếu virus Herpes xâm nhập vào, điển hình là những vết cắt, vết bỏng, phát ban hoặc vết loét khác. 

Bệnh Herpes môi có nguy hiểm không?

Nhìn chung, bệnh Herpes môi thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm gan, hay bội nhiễm từ các vết loét. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm thường gặp:

Biến chứng viêm não do virus Herpes simplex 

Bệnh viêm não do virus Herpes là biến chứng nhiễm trùng thần kinh cấp tính hiếm gặp. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng hoại tử kèm theo xuất huyết nhu mô não. Viêm não do HSV có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề nếu chữa khỏi. Khi bệnh khởi phát, sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Sốt cao đột ngột lên tới 39-40 độ C không rõ nguyên nhân.
  • Đau đầu, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, co giật.
  • Rối loạn ý thức, có thể hôn mê.
  • Đôi khi bệnh có thể đi kèm với viêm màng não gây ra triệu chứng nôn, cứng gáy, dấu hiệu Kernig dương tính,...

Viem-nao-la-bien-chung-hiem-gap-nhung-nguy-hiem-o-nguoi-mac-Herpes-moi.webp

Viêm não là biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm ở người mắc Herpes môi

Biến chứng viêm giác mạc do Herpes simplex virus

Nếu điều trị không đúng cách thì virus Herpes có thể lây từ môi lên mắt gây ra viêm giác mạc. Điển hình với 1 số dấu hiệu nhận biết như:

  • Đau nhức mắt.
  • Đỏ, phát ban hoặc lở loét trên mí mắt, xung quanh mắt hoặc trên trán.
  • Mắt cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng mạnh.
  • Giảm thị lực tùy theo mức độ tổn thương.

Biến chứng viêm gan do Herpes simplex virus

Viêm gan do HSV là biến chứng hiếm gặp khi mắc Herpes môi. Các dấu hiệu của bệnh khá tương đồng với viêm gan do rượu hay virus khác gây ra (virus viêm gan B, C, D):

  • Vàng da, vàng niêm mạc (dễ nhận biết nhất tại niêm mạc mắt).
  • Chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.
  • Có thể đau nhức hạ sườn phải (phần bụng phía bên phải, dưới xương sườn).

Hướng dẫn điều trị Herpes môi đúng cách

Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh Herpes môi hoàn toàn, nhưng một số thuốc và phương pháp điều trị tại nhà có thể làm dịu các triệu chứng của bệnh. 

Thuốc điều trị bệnh Herpes môi

Dưới đây là một số thuốc bôi và thuốc uống được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng khi mắc Herpes môi.

Thuốc mỡ kháng virus

Nhiều người băn khoăn rằng Herpes môi bôi thuốc gì? Loại thuốc mỡ thường được bác sĩ sử dụng để điều trị Herpes môi là acyclovir. Đây là loại thuốc kháng virus, giúp kiểm soát cơn đau và ngứa do Herpes môi, làm lành các tổn thương.

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc ngay từ khi có các triệu chứng khởi phát Herpes môi (ngứa ngáy, đau và nóng rát ở trên môi trước khi mụn rộp xuất hiện). Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, vì thế, người bệnh chỉ sử dụng khi được bác sĩ kê đơn.

Thuốc uống kháng virus

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định một trong 3 loại thuốc kháng virus là acyclovir, famcyclovir hoặc valacylovir để điều trị Herpes môi. Những loại thuốc này giúp giảm nhẹ triệu chứng mụn rộp, hạn chế tái phát song cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ khá nguy hiểm như phát ban, khó thở, phù nề… Vậy nên, bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định cũng như liều lượng mà bác sĩ đưa ra.

Thuốc giảm đau

Cơn đau do Herpes môi gây ra thường không quá dữ dội nhưng kéo dài và gây khó chịu nên bác sĩ có thể xem xét cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau thông thường, ít tác dụng phụ là paracetamol.

Su-dung-paracetamol-de-giam-dau-do-Herpes-moi.webp

Sử dụng paracetamol để giảm đau do Herpes môi

Gel bôi Subạc hỗ trợ điều trị Herpes môi

Gần đây, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm cải thiện Herpes môi mang tên gel bôi Subạc chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên như: Dịch chiết neem (Cây xoan Ấn Độ), chitosan, kẽm salicylate… 

Các nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần nano bạc có tác dụng sát khuẩn hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ. Không chỉ vậy, nano bạc còn giúp thúc đẩy quá trình làm liền vết thương, vết lở loét do virus gây ra. 

Đồng thời, thành phần chiết xuất neem và chitosan còn được nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng tăng cường kháng khuẩn, làm lành và ngăn ngừa hình thành sẹo hiệu quả. Do vậy, gel Subạc là lựa chọn hàng đầu để xử lý các vết loét do nhiễm virus, trong đó có Herpes môi.

>>> XEM THÊM: 4 Lý do cần có gel SuBạc trong tủ kính khi mắc bệnh ngoài do virus

Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị Herpes môi

Ngoài việc sử dụng thuốc thì người mắc Herpes môi cũng có thể thực hiện một số biện pháp giúp làm giảm thiểu triệu chứng bệnh tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Chườm mát bằng khăn ướt lên những vết mụn rộp ngoài da để làm giảm sưng tấy và ngứa.
  • Sử dụng gel lô hội để tăng cường giữ ẩm cho vùng da bị mụn rộp. Trong gel lô hội có chứa các thành phần dưỡng ẩm, làm mát và làm dịu tổn thương da rất tốt.
  • Uống nhiều nước cũng giúp tăng cường hồi phục tổn thương do Herpes môi.
  • Không nên sử dụng các thực phẩm có vị chua như cam, quýt, chanh vì acid có trong loại quả này có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ngứa và đau của vết mụn rộp do Herpes môi gây ra.

Phương pháp ngăn ngừa Herpes môi tái phát

Hiện nay, người ta chưa tìm ra được phương pháp tiêu diệt hoàn toàn virus Herpes simplex trong cơ thể. Vậy nên, biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa Herpes môi tái phát là sử dụng thuốc đúng liệu trình và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng thuốc ngăn ngừa tái phát Herpes môi

Với những người tái phát thường xuyên (trên 6 lần/ năm) thì bác sĩ có thể kê một trong 3 loại thuốc kháng virus là acyclovir, famcyclovir hoặc valacylovir. Thuốc thường được chỉ định sử dụng trong vòng 6 - 18 tháng hoặc cho đến khi mỗi năm chỉ còn tái phát từ 2 lần trở xuống thì ngừng lại.

Thuốc phòng ngừa tái phát được dùng với liều thấp hơn so với đợt điều trị cấp tính. Tuy nhiên, phải sử dụng thường xuyên, lâu dài nên có thể gây ra tác dụng phụ và tốn kém chi phí.

Bac-si-co-the-ke-thuoc-khang-virus-dai-ngay-de-phong-tai-phat-Herpes-moi.webp

Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus dài ngày để phòng tái phát Herpes môi

Một số biện pháp khác giúp phòng ngừa tái phát Herpes môi

Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa tái phát Herpes môi mà bạn có thể áp dụng:

  • Tránh các loại thức ăn có hàm lượng arginine cao (các loại thực phẩm từ dừa, đậu nành, sôcôla, cà rốt...) vì arginine là yếu tố cần để virus Herpes simplex tái hoạt động trở lại. Tuy nhiên, bạn cũng không nên kiêng hoàn toàn, vì arginine cũng rất cần cho việc hấp thu thức ăn phát triển cơ thể.
  • Không chạm vào vết mụn rộp, tránh hôn hay quan hệ tình dục với những người nghi ngờ hoặc đang có dấu hiệu của bệnh Herpes môi.
  • Không nên để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá mạnh. Bạn có thể sử dụng một số loại kem chống nắng hoặc dùng son dưỡng môi.
  • Tạo thói quen rửa tay thật sạch bằng xà phòng.

Song song với việc sử dụng thuốc, việc tăng cường sức đề kháng cũng góp phần ngăn ngừa tái phát Herpes môi hiệu quả. Hiện nay, cốm Subạc được đánh giá là sản phẩm giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus được nhiều người tin tưởng và sử dụng.

Thành phần cao lá neem có trong cốm Subạc đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về công dụng tăng cường miễn dịch, giúp phòng ngừa và giảm thiểu triệu chứng của nhiều bệnh do virus, vi khuẩn và nấm ký sinh gây ra.

Cao lá neem khi kết hợp với các thành phần thảo dược quý khác như cao lá xoài, cao bạch chỉ,... giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa Herpes môi tái phát hiệu quả.

Com-Subac-giup-ho-tro-phong-ngua-Herpes-moi-tai-phat.webp

Cốm Subạc giúp hỗ trợ phòng ngừa Herpes môi tái phát

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh Herpes môi cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline (Zalo/Viber): 0916755060 - 0916757545 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp cụ thể hơn.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.webmd.com/a-to-z-guides/oral-herpes 

https://www.medicinenet.com/what_causes_herpes_on_lips/article.htm

https://www.verywellhealth.com/herpes-signs-symptoms-2329074

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.