VIRUS HERPES THÔNG TIN QUAN TRỌNG VÀ CÁC BỆNH LIÊN QUAN

Virus Herpes là họ virus lớn có cấu trúc nhân là DNA, gây các bệnh ngoài da cho con người, kể cả động vật, mang lại hậu quả nghiêm trọng.

Tên herpes có nguồn gốc từ Hy Lạp: herpein có nghĩa là "leo", miêu tả khả năng gây nhiễm trùng tiềm ẩn hoặc định kỳ đặc trưng của nhóm virus này. Cấu trúc của virus herpes: Các virus herpes có một cấu trúc chung: Nhân gồm các DNA lớn (100-200gen) mạch kép hình xuyến quấn quanh một lõi protein, bao quanh bởi một phức hợp nucleocapsid icosahedral, đường kính khoảng 100nm, vỏ capsid có chứa cả protein, bên ngoài là một lớp lipid có chứa một lượng lớn glycoprotein.
Vòng đời: Virus herpes có chứa DNA sợi kép và có khả năng tự nhân lên sau khi xâm nhập vào tế bào chủ. Trong thời gian có triệu chứng nhiễm trùng, các tế bào bị nhiễm virus sao chép gen của virus theo một chu kỳ, virus có thể tồn tại trong tế bào vật chủ vô thời hạn.

Có 8 loại virus gây bệnh cho con người thuộc họ Virus herpes. Đây là các tác nhân gây bệnh phổ biến và có khả năng đáp ứng cực kì tốt đối với người.

  • Herpes simplex Virus type I (HSV-1/ HHV1)
  • Herpes simplex Virus type II (HSV-2/ HHV2)
  • Varicella-zoster Virus (VZV / HHV-3)
  • Epstein-Barr Virus (EBV/ HHV4)
  • Cytomegalovirus (CMV/HHV5)
  • Herpesvirus loại Human 6 (HBLV / HHV-6)
  • Loại herpesvirus Human 7 (HHV-7)
  • Sarcoma Kaposi herpesvirus (KSHV / HHV-8)

Đối với Herpes simplex Virus type I (HSV-1/ HHV1), Herpes simplex Virus type II (HSV-2/ HHV2) gây ra nhiễm trùng khi có một vết thương ở môi, mắt, bộ phân sinh dục, hoặc các vết trầy xước nhỏ trên da. Các HSV-1 gây ra bệnh Herpes trên da, còn HSV-2 thì khởi phát bởi các hoạt động tình dục. Biểu hiện ban đầu là các mụn nước nhỏ lõm ở giữa mọc thành chùm trên nền da màu đỏ, sau đó các mụn nước này vỡ ra để lại các vết trợt, rỉ dịch. Sau khi lành thì các vết thương này để lại các vết thâm, và sẹo, gây mất thẩm mỹ.
Đối với Varicella-zoster Virus (VZV / HHV-3): gây ra bệnh thủy đậu, thường sảy ra ở trẻ em theo mùa, bệnh lây nhiễm do sức đề kháng giảm, tiếp xúc với người bệnh thủy đậu trước đó (lây qua hô hấp, các vật dụng cá nhân). Biểu hiện đầu tiên là bệnh nhân sốt, đau vai đau cơ, sau đó xuất hiện các nốt rạ, sau vài này thì các nốt rạ này hình thành mụn nước và nổi khắp cơ thể (100-500 mụn), các mụn này vỡ ra, gây ngứa, và sau khi lành để lại sẹo khá sâu.

Sau khi người bệnh thủy đậu lành bệnh, virus vẫn còn tồn tại trong hạch cảm giác của thần kinh trung ương, gặp những điều kiện thuận lợi, như sức đề kháng của người bệnh giảm, có sự tổn thương ở da, thì các virus bày tái hoạt động trở lại gây ra bệnh Zona. Biểu hiện của bệnh này là gây ra các vết bỏng da lớn, gây đau rát khó chịu, chỉ xảy ra 1 bên của rễ thần kinh, trường hợp nặng hơn, bệnh sảy ra liên quan tới mắt, có thể gây mù lòa.
Virus Epstein-Barr (EBV/HHV-4) phổ biến rộng rãi ở người, nó gây ra các bệnh nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân, u thư vòm họng, tăng sinh tế bào B-lymphocytes, ung thư hạch Burkitt,… EBV, còn có vai trò trong một số bệnh tự mãn như: Lupus, viêm khớp dạng thấp và đa nhân sơ cứng. Nguyên nhân gây ra là do truyền máu, bẩm sinh, tiếp xúc với người bệnh.

Đối với Cytomegalovirus (CMV/HHV5), gây nhiễm trùng bạch cầu đơn, viêm võng mạc,…gây ra chủ yếu do tiếp xúc với người bệnh. (hô hấp).
Herpesvirus loại Human 6 (HBLV / HHV-6), Loại herpesvirus Human 7 (HHV-7) gây ra bệnh ban đào ở trẻ em. Khởi phát đột ngột kèm theo sốt cao 3-5 ngày, sau đó nổi các nốt hồng ban trên cơ thể và lan san mặt, tay và chân. Biến chứng của bệnh là gây sốt cao, co giật nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới viêm não.
Sarcoma Kaposi herpesvirus (KSHV / HHV-8) gây ra bệnh: ung thư mô liên kết Kaposi, ung thư hạch tràn dịch tính, Castlenman bởi tiếp xúc gần và nước bột với người bệnh. 

Các bệnh này thường chủ yếu lây truyền do tiếp xúc với người bệnh, cần có biện pháp phòng tránh các bệnh này như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, mang khẩu trang y tế, không nên dùng chung vật dụng cá nhân, nên có một chế độ ăn uống và luyện tập thể thao, nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh một cách hiệu quả, mang lại cuộc sống vui khỏe cho bản thân và gia đình. 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.