Tiêm phòng mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ phòng bệnh tật, nhưng bên cạnh những lợi ích cũng có những phản ứng không mong muốn nhất định sau tiêm như: sốt, đau, quấy khóc, sau tiêm… các mẹ cần biết một số phản ứng thông thường để biết cách xử trí khi gặp phải.
5 tác dụng không mong muốn khi tiêm phòng vắc xin sởi
1-Phản ứng tại chỗ: Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng. Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, có thể làm cho trẻ quấy khóc. Một số trẻ khác lại nổi cục tại chỗ tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu. Có khi viêm tẩy kéo dài từ 2-4 tháng. Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5-10% số các trẻ tiêm phòng và tự khỏi.
2-Phản ứng toàn thân: Ở đây, sốt là triệu chứng hay gặp nhất. Sau khi tiêm phòng sởi 1 vài giờ hay sau 1 ngày, trẻ có thể bị sốt, sốt thường nhẹ, nhưng đôi lúc sốt cao trên 39 độ, kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc. Đối với trẻ lớn thì đau nhức đầu. Cũng có những trường hợp sau khi tiêm phòng 5-12 ngày trẻ mới bị sốt. Tuy nhiên triệu chứng sốt trên thường tự khỏi sau 1-2 ngày. Chỉ có một số trường hợp sốt cao phải dùng đến thuốc hạt nhiệt Paracetamol.
3- Phản ứng ngoài da: Các triệu chứng nổi ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng có thể gặp từ 3-6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban màu đỏ, giống như ban sởi nhưng nhẹ hơn, thường tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Có một số trường hợp ban mề đay gây khó chịu quá cho trẻ thì có thể dùng thêm một số thuốc chống dị ứng như Sirop Phenergan, Sirop Promethazine…).
4-Tai biến thần kinh: Đây mới là tai biến đáng quan tâm hơn cả, vì có một số trẻ sau khi tiêm, trẻ có thể bị co giật đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng 1 tiếng đến 3 ngày sau khi tiêm.
5-Viêm hạch: Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc có thể thấy nổi hạch ở nách, bên phía mới tiêm phòng. Viêm hạch này có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3 đến 5 tuần, có 2 loại: viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ.
Viêm hạch đơn thuần, là hạch nổi sưng to lên thường to bằng hạt đậu phộng (hột lạc), sờ vào hơi cứng, nhưng không có mủ ở trong, và thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi mủTheo 1 thống kê quốc tế, thì tình trạng viêm hạch đơn thuần này có thể xảy ra ở khoảng 6-12% số trẻ tiêm phòng lao, và thường không gây khó chịu gì cho trẻ. Loại viêm hạch hóa mủ gây phiền phức hơn: hạch sưng tấy lên, to dần, có khi bằng 1 quả chanh, ấn vào thấy lũng nhũng vì mủ ở trong. Hạch này có thể tự vỡ, mủ chảy ra, rồi sau khi được rửa sạch hàng ngày, sẽ khỏi dần. Tuy nhiên, cũng có 1 số trường hợp phải can thiệp bằng phẫu thuật: mổ ra, nạo mủ.
Tiêm phòng sởi ở trẻ nhỏ
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Bệnh sởi có khả năng lây lan rất nhanh, vì thế khi trẻ có dấu hiệu mắc sởi cần đưa đi khám ngay tại cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo lựa chọn cho bé những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất an toàn cho làn da của trẻ. Hiện nay trên thị trường có kem bôi ngoài da Gel SuBạc. Với thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan và dịch chiết sầu đâu cùng với tá dược vừa đủ sẽ phát huy tác dụng chống viêm, sát khuẩn giảm ngứa và giúp bay nhanh các ban sởi đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ mà không để vết thâm trên da.
Để biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm mời các bạn xem video sau đây:
Bác sĩ chuyên khoa I: Nguyễn Hồng Hải tư vấn cách điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ hiệu quả
Linh Chi