Bệnh sởi có tên tiếng Anh là measles hoặc rubeola, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Ngoài điều trị bằng thuốc, dinh dưỡng cũng quan trọng trong dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh sởi, để giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc các biến chứng hay giảm nhẹ biến chứng khi đã mắc sởi.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sởi như thế nào?
Bệnh sởi được đặc trưng bởi các ban đỏ trên da, có thể kèm theo hắt hơi, ho, sốt, chán ăn. Nếu tình trạng này không được điều trị đúng, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: viêm phế quản, viêm phổi hay nhiễm trùng tai giữa. Để hỗ trợ điều trị bệnh sởi và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, cần phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, phòng ngừa biến chứng.
Về thực phẩm cho người bệnh, bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn vì hàm lượng natri cao. Nên tăng cường uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Các loại nước ép trái cây tươi như chanh và cam rất có lợi vì vitamin C và hàm lượng chất xơ cao, dưa đỏ, nho và thức ăn mềm như súp, ngũ cốc nguyên hạt tăng cường sự thèm ăn cho trẻ do đó rất hiệu quả giảm các triệu chứng bệnh sởi. Chế độ ăn uống cân bằng các loại rau tươi và trái cây, các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất cần thiết trong điều trị đối với bệnh sởi. Tránh đồ uống có ga, thức ăn nhiều dầu, chất béo trong thời gian mắc sởi vì làm cho tình trạng bệnh nặng hơn và lâu khỏi.
Ngoài ra, điều mà không phải cha mẹ nào cũng biết là khi trẻ mắc sởi, cơ thể bị tổn thương nên rất cần tái tạo mô. Do đó không để trẻ ăn kiêng mà nên cho trẻ ăn đa dạng, nhiều thịt, cá, các thực phẩm chứa chất đạm. Thức ăn phải mềm vì trẻ mắc sởi dễ bị đau họng, rất khó nhai nuốt.
Tùy theo lứa tuổi và khẩu vị của trẻ, có thể lựa chọn các món ăn như sữa, súp, cháo, phở, nước quả. Chú ý cho trẻ ăn nhiều bữa và uống nhiều nước mỗi ngày.
Đối với trẻ trong độ tuổi bú mẹ: người mẹ cần tiếp tục cho con bú, không được cai sữa khi trẻ bị bệnh. Sau khi đã khỏi bệnh, cần cho trẻ ăn nhiều hơn ít nhất trong 2 tuần để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Hoa quả tươi rất tốt cho trẻ khi mắc sởi
Xu hướng mới trong điều trị bệnh sởi bằng gel SuBạc
Trước thực tế vấn đề kháng thuốc của các chủng vi sinh vật ngày càng gia tăng, cùng với yêu cầu về thẩm mỹ trong điều trị các bệnh ngoài da do virus trong đó có bệnh sởi, thì việc nghiên cứu về một sản phẩm có tính an toàn, hiệu quả đang là điều cấp thiết. Trong bối cảnh đó gel SuBạc ra đời với cơ chế đa tác động lên virus của phân tử nano bạc được xem là tin vui đối với người bệnh và đem lại giải pháp mới trong điều trị cho bệnh sởi hiện nay. Để tăng cường hiệu quả điều trị, nano bạc được nghiên cứu phối hợp với những thành phần giúp kháng khuẩn, giảm ngứa. Đặc biệt để giúp các ban sởi nhanh bay đi và không để lại viết thâm trên da, cha mẹ tham khảo và bôi ngay khi trẻ mới bị bệnh sẽ giúp trẻ nhanh khỏi hơn, nên bôi gel SuBạc 3-4 lần/ ngày.
Để biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm mời các bạn cùng xem video sau đây do Tiến Sĩ Nguyễn Thị Vân Anh phân tích tác dụng của nano bạc có trong sản phẩm:
Phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng của nano bạc
Nếu các bạn có thắc mắc gì về bệnh sởi có thể liên hệ vào số điện thoại 0989561165- 0917197422 hoặc truy cập vào trang web https://nhiemvirus.online/ để tìm hiểu thông tin.
Chúc bạn sức khỏe
Thu Thùy