Thủy đậu ngứa ngáy: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Thủy đậu ngứa ngáy là tình trạng mà hầu hết ai cũng mắc phải khi nhiễm virus này. Tuy nhiên, lý do vì sao xảy ra tình trạng này và liệu có cách nào để cải thiện bệnh hiệu quả hay không?... Các câu hỏi ấy sẽ được làm sáng tỏ trong nội dung bài viết dưới đây. Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này, hãy ĐỌC NGAY nhé!

Thủy đậu là gì?

Da là cơ quan có diện tích lớn nhất trong cơ thể chúng ta, lại phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên dễ mắc các bệnh lý ngoài da. Trong đó nguyên nhân phổ biến là do nhiễm vi khuẩn, virus.

   Varicella Zoster – Virus gây bệnh thủy đậu

Varicella Zoster – Virus gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong số các bệnh ngoài da do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, có tốc độ lây lan nhanh, nếu như không cẩn thận trong khi ăn uống hoặc vệ sinh thì bệnh phát tán càng mạnh và gia tăng mức độ nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Người bị thủy đậu nên ăn gì?

Vì sao lại xuất hiện tình trạng thủy đậu ngứa ngáy?

Thủy đậu ngứa ngáy - Như đã nói ở trên, là một bệnh nhiễm trùng do virus nên khi mắc phải, trên da sẽ xuất hiện những nốt đốm đỏ nhỏ như muỗi đốt, phồng rộp,… nên người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu; Khi gãi sẽ đau và dễ làm cho các nốt mụn mọc nhiều hơn, dễ vỡ.

Hình ảnh nốt mụn thủy đậu xuất hiện trên da

Hình ảnh nốt mụn thủy đậu xuất hiện trên da 

Cùng với hiện tượng ngứa là các triệu chứng thủy đậu khác đi kèm như sốt; Đau bụng hoặc ăn mất ngon; Nhức đầu; Cảm giác mệt mỏi, khó chịu; Ho khan;…

Sau khi những triệu chứng thủy đậu xuất hiện, các nốt ban bắt đầu đỏ mọng, thường hình thành tại vùng bụng, lưng, rồi lan đến hầu hết mọi nơi khác trên cơ thể, bao gồm cả da đầu, miệng, tay, chân và bộ phận sinh dục.

Mụn nước có đường kính kích thước từ 1 – 3mm, chứa chất dịch bên trong. Tuy nhiên, các trường hợp người bị bệnh thủy đậu nặng thì mụn nước sẽ to hơn hoặc khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì sẽ có màu đục vì chứa mủ.

Nếu không có các biến chứng, sau từ 7 - 10 ngày, các nốt thủy đậu sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước. Nhưng nếu không may bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước thì có thể sẽ để lại sẹo thâm, lõm.

>>> Xem thêm: Thủy đậu điều trị như thế nào?

Cách phòng tránh thủy đậu gây ngứa ngáy

Đặc trưng của bệnh thủy đậu là những nốt mụn nước, mẩn đỏ trên da, có thể mọc ở mọi vị trí. Nếu không phát hiện và điều trị thủy đậu kịp thời dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng nốt mụn; Để lại sẹo thâm, lõm trên da…; Gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính thẩm mỹ và cuộc sống người bệnh. Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ này, bạn cần chú ý một số cách giúp hạn chế ngứa do bị thủy đậu như:

Làm dịu vùng da bị ngứa bằng vật lạnh

Bạn có thể cho viên đá vào một chiếc khăn sạch để chườm lên vùng bị ngứa khoảng 15 phút. Hoặc nhúng khăn sạch vào nước đá lạnh, sau đó vắt nước đi và chườm. Bạn nên quấn khăn mềm và có độ dày vừa phải để da không bị quá lạnh và gây đau.

 Chườm mát sẽ giúp bạn làm dịu cơn ngứa do thủy đậu gây ra

Chườm mát sẽ giúp bạn làm dịu cơn ngứa do thủy đậu gây ra

Chườm lạnh và túi giữ lạnh sẽ giúp làm dịu cơn ngứa vì dây thần kinh cảm giác có vật lạnh/mát trên da sẽ phát tín hiệu để ngăn chặn cảm giác ngứa.

Tắm khoảng 10 - 15 phút mỗi ngày

Nhiều người có quan niệm khi bị thủy đậu thì kiêng tắm, nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Bạn cần vệ sinh, tắm rửa mỗi ngày để tránh vùng da bị thủy đậu nhiễm trùng hoặc các nốt mụn vỡ ra, dịch sẽ làm lây lan sang các vùng da bên cạnh. Vì vậy, việc tắm rửa thường xuyên sẽ rất tốt. Bạn có thể tắm nước mát hoặc hơi ấm, cho thêm ít muối biển hoặc yến mạch vào nước để sát khuẩn và giữ ẩm cho da, không nên tắm bằng xà phòng.

Không gãi

Thủy đậu có thể rất ngứa và phát ban tùy vào từng mức độ ở mỗi người. Nếu bắt đầu gãi, bạn sẽ không ngừng được và càng khiến mụn nước ngứa thêm. Không những vậy, gãi còn làm cho da xuất hiện nhiều sẹo thâm sau khi mụn thủy đậu đã lành.

 Không nên gãi ngứa khi bị thủy đậu sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn

Không nên gãi ngứa khi bị thủy đậu sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, cơn đau nhẹ khi bị thủy đậu là do gãi. Gãi chỉ làm giảm ngứa trong giây lát vì cơn đau nhẹ do gãi sẽ khiến não tiết ra serotonin - chất dẫn truyền thần kinh mang tín hiệu giữa các tế bào trong não và tủy sống, khiến cảm giác ngứa trở nên dữ dội hơn. Kết quả là bạn sẽ muốn gãi tiếp, khiến tình trạng ngứa trầm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Bị thủy đậu có ăn được sữa chua không?

Dưỡng da và tránh những thứ gây kích ứng

Dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng không mùi sau khi tắm. Bạn nên dưỡng ẩm da 1-2 lần mỗi ngày. Không xịt nước hoa, thoa mỹ phẩm hoặc bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào khác trong giai đoạn nhiễm virus thủy đậu.

Ăn, uống đồ mát

Mụn nước xuất hiện quanh miệng có thể gây khó khăn khi ăn uống. Bạn nên chăm sóc vùng da này bằng cách ăn thực phẩm mát, mềm và nhạt như kem que, yến mạch ấm hoặc súp ấm. Tránh ăn thức ăn có tính cay, mặn và chua.

Chọn trang phục bằng vải cotton hoặc lụa

Nên mặc quần áo mềm và rộng để tạo cảm giác thoải mái. Ngoài ra, người mắc thủy đậu cũng nên dùng chăn gối mềm trên giường ngủ. Tránh các chất liệu tạo ma sát hoặc thô cứng khi chà xát lên vùng da bị ngứa. Lụa và vải 100% cotton là chất liệu mềm, mịn; Bạn nên tránh dùng chất liệu vải thô cứng như len hoặc vải Gabardine.

 Bị thủy đậu nên chọn đồ rộng và chất liệu cotton để mặc

Bị thủy đậu nên chọn đồ rộng và chất liệu cotton để mặc

Cắt ngắn và giữ móng tay sạch

Nên cắt ngắn móng tay, giữ cho tay luôn sạch sẽ để phòng trường hợp không thể chịu được và gãi ngứa. Việc gãi có thể gây nhiễm trùng da ở vết mụn nước hở do vi khuẩn dưới móng và trên da xâm nhập vào.

Tránh làm nhiễm trùng da để không gây tăng thêm cảm giác khó chịu. Bụi bẩn và vi khuẩn sẽ ít xuất hiện dưới vùng móng tay đã cắt ngắn. Ngoài ra, bạn nên rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ.

>>> Xem thêm: Cách chữa thủy đậu bằng 4 loại cây dân gian

Hotline

Gel Subạc - Hỗ trợ điều trị thủy đậu, ngăn chặn ngứa ngáy hiệu quả

Ngoài phương pháp giúp giảm triệu chứng bị ngứa do thủy đậu kể trên, hiện nay còn một cách đang được đông đảo mọi người tin tưởng sử dụng để cải thiện tình trạng này đó chính là sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Đồng thời, đây cũng chính là giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thủy đậu an toàn, hiệu quả, phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng. Tiêu biểu đó chính là gel làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo Subạc.

 Gel Subạc hỗ trợ điều trị thủy đậu

Gel Subạc hỗ trợ điều trị thủy đậu

Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan,… sẽ tạo nên một công thức độc đáo giúp đẩy nhanh quá trình điều trị thủy đậu. Để thuận tiện trong việc sử dụng, các nhà khoa học đã bào chế công thức này thành dạng gel bôi ngoài da mang tên Subạc.

Đặt mua ngay

Cảm nhận người dùng

Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) bị thủy đậu trong lúc đang mang thai. May mắn khi chị biết tới gel Subạc, sử dụng vài ngày, các nốt mụn đã dần cải thiện. Để hiểu rõ về quá trình vượt qua thủy đậu của chị Hồng, bạn hãy xem chia sẻ của chị tại video này:

>>> Xem thêm:  Chia sẻ về cách vượt qua thủy đậu của gia đình chị Thảo Hương

Đánh giá của chuyên gia

“Khi bị thủy đậu, bạn cần đi khám và điều trị sớm. Bạn nên dùng gel Subạc để bảo vệ da và cải thiện tình trạng thủy đậu”. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của gel Subạc, mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn tại đây:

>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng của gel Subạc

Nội dung bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức xung quanh vấn đề khi bị thủy đậu ngứa ngáy. Đồng thời, bài viết cũng đã đưa ra gợi ý tốt cho bạn trong cách xử lý tình trạng ngứa và cải thiện bệnh, ngăn chặn nguy cơ để lại sẹo an toàn, hiệu quả. Để không còn nỗi lo thủy đậu, bạn hãy sử dụng gel Subạc mỗi ngày nhé!

Để được giải đáp thêm về tình trạng thủy đậu ngứa ngáy hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 0916757545.

Đăng Khôi



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.