Chân tay miệng thường do virus đường ruột gây ra. Biểu hiện thường là phát ban dưới dạng bọng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, miệng kèm theo sốt. Hội chứng có thể gây viêm màng não thậm chí có thể gây tử vong.
Bệnh chân tay miệng có nguy hiểm không?
Hội chứng bệnh chân tay miệng được mô tả vào những năm 1956, xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới. 10 năm gần đây được y học quan tâm hơn. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè và gần như quanh năm ở các nước vùng nhiệt đới. Chân tay miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến là trẻ dưới 5 tuổi. Ở Việt Nam bệnh chân tay miệng được trú trọng trong vài năm gần đây. Các xét nghiệm bệnh vẫn còn phức tạp không phải cơ sở nào cũng thực hiện được.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do enterovirus. Virus này chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, trực tiếp qua phân- miệng hoặc gián tiếp qua tay bẩn, nước, thực phẩm bị ô nhiễm phân người mắc bệnh.
Triệu chứng lâm sàng quan trọng nhất là các bọng nước ở tay, chân, miệng. Biểu hiện sớm của bệnh là sốt cao, chán ăn và người mệt mỏi hay quấy khóc. Trong 1 đến 2 ngày sẽ có phát ban. Đó là những mụn nước vài mm nổi trên da và niêm mạc miệng làm trẻ đau buốt. Cha mẹ trẻ thường nhầm lẫn với bệnh loét miệng. Trong giai đoạn cấp ngoài những biểu hiện trên trẻ còn bị nổi hạch ở cổ, tiêu chảy, nôn ói. Trong giai đoạn diễn tiến, khi virus xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, trẻ xuất hiện triệu chứng như tri giác lơ mơ, co giật, mê sảng. Bệnh nhi có thể dẫn đến tử vong hoặc được phục hồi sau thời gian điều trị. Nhưng vẫn còn có biểu hiện rối loạn thần kinh kéo dài.
Trẻ mắc bệnh chân tay miệng thường khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách sẽ không để lại biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc diễn tiến nặng, bệnh sẽ gây những biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim. Biến chứng não rất dễ dẫn tới tử vong.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị vì vậy, để giảm nguy cơ bội nhiễm, cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối nhạt thường xuyên. Nên cắt móng tay tránh cào gãi gây vỡ loét mụn nước. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước như nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo… Không cần kiêng gió và ánh sáng.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Giải pháp điều trị bệnh tay chân miệng từ tự nhiên
Bệnh tay chân miệng là một bệnh dễ lây nhiễm và để lại biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và kịp thời điều trị. Vì vậy, khi có dấu hiệu bị bệnh cha mẹ cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh. Tại Việt Nam, một giải pháp mới mà nhiều người áp dụng và mang lại kết quả khả quan là dùng gel bôi ngoài da SuBạc được bào chế bằng công nghệ hiện đại với thành phần chính là nano bạc. Đặc biệt, khi nano bạc kết hợp cùng những thành phần thiên nhiên khác như dịch chiết xoan Ấn Độ, chitosan trong chế phẩm bôi ngoài da sẽ tạo thành một giải pháp toàn diện giúp tiêu diệt tất cả các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da một cách an toàn, làm sạch da, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như tay chân miệng và ngăn ngừa sẹo hiệu quả.
Để biết thêm về cách điều trị bệnh chân tay miệng hiệu quả, mời các bạn xem video sau đây:
Tác dụng của nano bạc trong điều trị các bệnh về ngoài da do virus
Hạnh Thúy