Bệnh tay chân miệng có thể tái phát lại không?

Một trong những thắc mắc của các bậc cha mẹ đang rất quan tâm khi chăm sóc con trẻ khi bị mắc bệnh tay chân miệng rồi thì có tái phát lại nữa không và những lần mắc bệnh sau nghiêm trọng hơn lần trước không?

 Bệnh có thể tái phát nhiều lần

  Theo các bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm, trẻ có thể bị mắc bệnh tay chân miệng lần 2, lần 3 thậm chí là nhiều lần hơn.

-      Trẻ em và người lớn sau khi nhiễm virus gây bệnh, dù không hay có biểu hiện chứng lâm sàng thì người bệnh ít nhiều vẫn có thể có kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, lượng kháng thể này không bền vững và không nhiều nên không đủ để bảo vệ trẻ khi bị lây nhiễm kế tiếp khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây.

-      Ngoài 2 chủng virus gây bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em Việt Nam, hiện nay là chủng virus Coxsackie A16 và virus EV71 còn có hơn 10 chủng virus thuộc nhóm virus đường ruột có thể gây bệnh tay chân miệng. Đây chính là lý do trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần.

Khi trẻ bị nhiễm bệnh tay chân miệng do một chủng virus nào đó, trẻ chỉ có kháng thể chống lại loại virus mà trẻ vừa bị nhiễm. Hoàn toàn không có tình trạng miễn nhiễm chéo giữa các chủng virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ.

bệnh tay chân miệng ở trẻ 

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Mức độ nghiêm trọng ở những lần mắc tiếp theo

Hiện nay vẫn có nhiều ý kiến trái chiều của các bậc phụ huynh về mức độ nghiêm trọng của những lần tái phát bệnh chân tay miệng tiếp theo, có ý kiến cho rằng, trẻ mắc lần 2 thì bệnh sẽ nhẹ hơn, vì trước đây trẻ đã mắc một lần thì ít nhiều đã có kháng thể giúp tiêu diệt mầm bệnh nếu bị nhiễm lần tiếp theo. Nhiều phụ huynh khác lại cho rằng, trẻ mắc bệnh lần sau sẽ nặng hơn và nghiêm trọng hơn vì sức khỏe bé quá yếu nên mới bị tái phát nhiều lần. Tất cả những ý kiến trên đều chưa có chứng nhận khoa học.

Theo nhận định của các chuyên gia dịch tế từ cục y tế dự phòng- Bộ y tế cho biết: thách thức lớn nhất hiện nay về giới chuyên môn là vẫn chưa xác định chính xác về độc tính của chủng virus EV71.

Theo kinh nghiệm thực tế của các bác sĩ lâm sàng tham gia trực tiếp công tác điều trị bệnh tay chân miệng tại bệnh viện tuyến chuyên khoa, mức độ nghiêm trọng của bệnh thường phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Chủng virus gây bệnh tay chân miệng mà trẻ bị nhiễm thông thường chủng virus EV71 đang được xem là chủng virus rất nguy hiểm đối với bệnh nhi, khi  nhiễm chủng virus này, người bệnh dễ xảy ra biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, số trường hợp tử vong chủ yếu là do virút EV71, cụ thể trong năm 2013, 100% trường hợp tử vong của bệnh chân tay miệng đều do virút EV71.

- Trẻ em càng nhỏ tuổi khi bị nhiễm bệnh càng dễ bị nặng, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi, sức đề kháng yếu. Có khoảng 75-86% trẻ dưới 3 tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng.

- Những bệnh nhân có cơ địa miễn dịch yếu kém như trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch... những trẻ này không may bị nhiễm bệnh nhiều khả năng bệnh sẽ nặng và nhiều biến chứng hơn.

Phụ huynh cần ghi nhớ trước đây triệu chứng bệnh thường biểu hiện rõ là những mụn nước, bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng, hiện nay nhiều trẻ bị bệnh không bộc lộ rõ triệu chứng, thậm chí khi xét nghiệm mới phát hiện trẻ mắc bệnh tay chân miệng. Nhiều trường hợp virus gây bệnh đã tấn công vào não bộ, hoặc virus đã gây biến chứng tại các cơ quan như hô hấp, tuần hoàn nhưng vẫn không có biểu hiện đặc trưng của bệnh.

Sử dụng sản phẩm an toàn từ tự nhiên hỗ trợ điều trị chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao, do đó khi xuất hiện các triệu chứng bệnh nhân cần đi khám và điều trị ngay. Ngoài ra cha mẹ nên tham khảo các sản phẩm từ tự nhiên để điều trị cho con mình. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm là gel SuBạc, được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên có cơ chế đa tác động lên virus làm giảm sự sinh sôi virus, kìm hãm sự phát triển của chúng. Sản phẩm được xem là giải pháp mới trong điều trị bệnh chân tay miệng hiện nay. Subạc có thành phần chính là nano bạc được nghiên cứu phối hợp với những thành phần khác giúp kháng khuẩn, giảm ngứa, chống viêm, làm lành các nốt mụn nước do bệnh tay chân miệng gây ra. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị cha mẹ nên bôi gel Subạc 3-4 lần/ ngày.

Để biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm mời các xem video sau đây:

Hiệu quả của SuBạc trong điều trị các bệnh ngoài da do virus

 

Hoài An



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.