Bệnh cúm A và cúm thường rất phổ biến, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của 2 bệnh này là khác nhau. Cúm A có diễn biến phức tạp, khó kiểm soát và dễ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí người mắc có thể tử vong. Vậy làm sao để phân biệt và nhận biết triệu chứng của bệnh cúm A với cúm thường? Để tìm ra câu trả lời chính xác ấy, mời bạn THAM KHẢO NGAY nội dung bài viết này.
Kiến thức cơ bản bệnh cúm A và cúm thường
Cúm A và cúm thường đều là bệnh do virus gây ra, chúng dễ lây truyền qua đường hô hấp. Tuy nhiên, đối với cúm thường, sau vài ngày có thể tự khỏi mà không gây nguy hiểm cho người mắc, còn cúm A có thể diễn biến nhanh chóng và rất nguy hiểm, thậm chí còn đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy khái niệm bệnh cúm thường và cúm A là gì sẽ được giải đáp cụ thể như sau:
- Bệnh cúm thường: Bệnh cúm thường hay còn gọi là cảm lạnh, có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng phổ biến hơn cả là vào những tháng mùa đông, do hầu hết virus gây bệnh đều phát triển mạnh ở nhiệt độ ẩm thấp.
Có hơn một trăm loại virus gây bệnh cúm thường, nhưng Rhinovirus là loại thường gặp và dễ lây nhất. Rhinovirus chủ yếu gây bệnh ở mũi và đó là lý do vì sao khi nhiễm virus này, chắc chắn bạn sẽ hắt hơi liên tục, dễ nghẹt mũi hoặc sổ mũi hơn khi bị cúm A.
Hình ảnh mô phỏng virus gây bệnh cúm
- Bệnh cúm A: Bệnh cúm A còn được gọi là cúm mùa do chúng thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, nhất là vào mùa đông. Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do chủng H1N1, H5N1 và H7N9 của virus cúm A gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng bằng cách lây nhiễm từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi chúng vô tình được đưa lên mắt, mũi, miệng.
Không những thế, người mang virus cúm A có khả năng truyền cho những người xung quanh trong thời gian từ 1 - 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Và sự lây lan này càng mạnh, càng nhanh hơn khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như: Trường học, nhà trẻ...
>>> Xem thêm: Bệnh cúm A và những điều có thể bạn chưa biết
Cách phân biệt triệu chứng bệnh cúm A và cúm thường là gì?
Mặc dù các triệu chứng của bệnh cúm thường và cúm A tương tự và dễ gây nhầm lẫn nhưng chúng vẫn có những biểu hiện đặc thù riêng. Để nhận biết và sớm tìm được phương án điều trị, bạn hãy NOTE NGAY các biểu hiện cụ thể dưới đây tương ứng với từng bệnh nhé!
Cách phân biệt triệu chứng bệnh cúm A và cúm thường
1. Triệu chứng bệnh cúm thường
Nếu chỉ là cúm thông thường, bạn sẽ có các triệu chứng sau:
- Hắt hơi liên tục.
- Ngứa và chảy nước mũi.
- Nghẹt mũi.
- Ho nhẹ.
- Hơi nhức đầu.
- Người mệt và kèm sốt nhẹ.
2. Triệu chứng bệnh cúm A
Đối với bệnh cúm A, ngoài các biểu hiện có thể tương tự như cúm thông thường, người mắc còn gặp phải các triệu chứng khác như:
- Có cảm giác khô cổ họng.
- Viêm, đau nhức vòm họng (nhiều trường hợp có thể còn nổi hạch).
- Sốt kéo dài từ vừa phải đến sốt cao 39 – 40oC.
- Cảm thấy rùng mình.
- Đau đầu dữ dội.
- Đau mỏi, thậm chí cảm giác nhức cơ bắp, tê bì chân tay.
- Tình trạng sốt kéo dài nhiều ngày không dứt.
- Buồn nôn và nôn (phổ biến nhất ở trẻ em).
Bạn nên xem xét những triệu chứng trên và đối chiếu với tình trạng đang diễn ra của cơ thể để biết chính xác loại bệnh mà mình hoặc người thân đang mắc phải nhé.
>>> Xem thêm: Thuốc Tamiflu có phải là sự lựa chọn tốt nhất không?
Điều trị bệnh cúm A và cúm thường như thế nào?
Bệnh cúm thường khó gặp phải biến chứng nguy hiểm, nhưng đối với cúm A, mọi người cần đề cao cảnh giác trước những biến chứng nguy hiểm kể trên, do đó, cần phải sớm tìm được biện pháp điều trị kịp thời.
Hiện nay, cúm A chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu các phương pháp được bác sĩ áp dụng chỉ giúp khắc phục triệu chứng và biến chứng. Do đó, người bệnh cần nâng cao ý thức phòng tránh và nếu nhiễm bệnh cần:
- Nằm nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ.
- Dinh dưỡng cho người bị cúm A cần đảm bảo đồ ăn dễ tiêu, mát, lỏng và uống nước nhiều để tránh tình trạng mất nước khi sốt.
Người bị bệnh cúm cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ như: Dùng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng của cơ thể vì phần lớn những người dễ nhiễm cúm A là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch non yếu. Nhưng người bệnh không được tự ý sử dụng các thuốc hạ sốt hay dùng vitamin C không theo chỉ định sẽ rất nguy hiểm. Đặc biệt là các loại thuốc chứa thành phần Aspirin.
- Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt. Trường hợp phải ra ngoài cần có những biện pháp phòng lây bệnh cho người khác như: Đeo khẩu trang y tế, khi sổ mũi, hắt hơi phải dùng khăn giấy để tránh tiết dịch có chứa virus trong cơ thể bám vào vật dụng và những người xung quanh.
- Nên lựa chọn sản phẩm thảo dược với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh cúm A an toàn, hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh cúm bằng 4 cách đơn giản
Cách phòng ngừa bệnh cúm A và cúm thường như thế nào
Tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh cúm thường và cúm A hiệu quả bằng cách: Tìm các giải pháp giúp nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, cân bằng hệ miễn dịch – Vì đây chính là các yếu tố chủ chốt có liên quan tới nguy cơ nhiễm bệnh.
Vậy việc cần làm để phòng ngừa bệnh cúm nói chung và cúm A nói riêng là gì?
- Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm và cúm A.
- Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
- Giữ gìn vệ sinh không gian sống sạch sẽ, khô thoáng.
- Đeo khẩu trang ra ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống.
- Nên lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch an toàn và hiệu quả.
>>> Xem thêm: Top 8 cách phòng chống lây nhiễm cúm A hiệu quả
Cốm Subạc – Giải pháp “vàng” phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh cúm
Chắc hẳn khi đọc tới đây, các bạn đang rất tò mò không biết sản phẩm thảo dược được nhắc tới trong phần điều trị và cả phần phòng ngừa bệnh cúm là gì đúng không? – Sản phẩm mà chúng tôi muốn nhắc tới đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe CỐM SUBẠC – đã được chuyên gia đầu ngành đánh giá cao về công dụng cũng như mức độ an toàn cho người sử dụng.
Cốm Subạc giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả
Bạn nên lựa chọn sản phẩm CỐM SUBẠC bởi vì, chúng có tác dụng giúp nâng cao SỨC ĐỀ KHÁNG, tăng cường HỆ MIỄN DỊCH để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh nhờ những thành phần là vitamin, khoáng chất, cây thuốc quý,… trong tự nhiên. Để giúp bạn yên tâm sử dụng cốm Subạc, bài viết sẽ phân tích cho bạn thấy tác dụng của từng thành phần như sau:
- Vitamin C: Đây là một trong những vitamin đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Hỗ trợ sản xuất interferon - protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, cần thiết cho các tế bào miễn dịch như lympho T và bạch cầu. Từ đó nâng cao chức năng của hệ miễn dịch. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ dẫn tới chức năng miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém, là điều kiện thuận lợi cho các virus, vi khuẩn thừa cơ hội “tấn công”. Vì vậy, vitamin C là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người, bổ sung vitamin C là một cách tăng cường sức đề kháng, góp phần bảo vệ miễn dịch bằng cách đẩy mạnh chức năng tế bào khác nhau của cả hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích nghi, chống oxy hóa mạnh, làm tăng sức bền, sức dẻo dai của cơ thể.
- Cao lá neem (xoan Ấn Độ hay sầu đâu): Có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm mạnh thông qua cả 2 cơ chế: Ức chế ROS (nhóm hoạt chất oxy hóa tái hoạt) và Cytokine tiền viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dịch chiết lá neem có hiệu quả cao trong phòng ngừa, nâng cao thể trạng sức khỏe. Đồng thời, giúp cải thiện nhanh các vết thương hở, tái tạo da và trị những tổn thương da do nhiễm virus, vi khuẩn, vi trùng,…
- L-Lysine: Là một axit amin có vai trò quan trọng giúp ức chế sự phát triển của tế bào virus, vi khuẩn, trong đó có virus cúm A, sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, tay chân miệng,… Ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến tổn thương da hoặc bên trong cơ thể do các loại virus gây nên. Đây vừa là chất nền cơ bản để tổng hợp protein, vừa là chất điều chỉnh trong nhiều con đường trao đổi chất, bao gồm cả biểu hiện gen. Tác dụng ức chế thiếu hoặc thừa của các yếu tố cần thiết này đối với sự nhân lên của virus được đánh giá cao.
- Cao tạo giác thích (bồ kết): Có tác dụng kháng khuẩn, ức chế các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh. Hỗn hợp flavonoid và chất saponaretin chiết xuất từ quả bồ kết có tác dụng kháng virus cực mạnh. Dịch chiết nước từ quả bồ kết giúp ức chế một số loại nấm gây bệnh ngoài da.
- Cao nhọ nồi: Vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng tư âm bổ thận, lương huyết, bổ huyết, thanh nhiệt giải độc. Thường được sử dụng để đào thải độc tố ra ngoài cơ thể khi bị bệnh cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng, nấm da, các vết loét da, bị thương chảy máu,… giúp tái tạo và nhanh liền da, ngăn ngừa sẹo.
- Kẽm gluconate: Bổ sung kẽm bằng đường uống giúp cải thiện khả năng miễn dịch và điều chỉnh hiệu quả các phản ứng viêm do virus cúm A gây nên.
- Cao lá xoài: Có tác dụng ức chế sự phát triển của virus, kháng khuẩn, chống viêm. Lá xoài còn được dùng để trị các bệnh viêm ngứa ngoài da.
- Cao bạch chỉ: Là một loại kháng sinh thực vật giúp giảm đau, hạ sốt, kháng khuẩn tốt. Có tác dụng rõ rệt với bệnh cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu… Đối với bệnh cúm sau khi dùng, bệnh nhân sẽ hết sốt, đỡ nhức đầu, đỡ đau mỏi chân tay, giảm ho và có cảm giác dễ chịu.
- Kali iodid (KI - potassium iodide): Có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn chặn các gốc tự do và giúp điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. KI có ý nghĩa quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Sở hữu một công thức ĐỘC ĐÁO nhất trên thị trường hiện nay, cốm Subạc đã khẳng định được vai trò, tác dụng của nó đối với sức khỏe của con người. Sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị những bệnh do virus, vi khuẩn, vi trùng,… đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
Việc phân biệt được triệu chứng bệnh cúm A với cúm thường rất quan trọng, vì nó sẽ giúp sức cho quá trình chữa bệnh đem lại hiệu quả hơn. Để có một lựa chọn an toàn nhất, bạn hãy sử dụng sản phẩm cốm Subạc đều đặn mỗi ngày nhé!
Cảm nhận của khách hàng
Kể từ khi xuất hiện trên thị trường, CỐM SUBẠC đã giúp ích rất nhiều cho người mắc các bệnh do virus, vi khuẩn,... hiệu quả. Cụ thể như:
- Chị Phạm Thị Hương chia sẻ về người bạn có con bị tay chân miệng, nhưng nhờ biết tới Subạc mà đã giúp bé vượt qua virus này thành công. Cùng theo dõi câu chuyện ấy TẠI ĐÂY.
- Chị Phùng Khánh Chi (trú tại phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, Hải Phòng) bị thủy đậu “tấn công” nhưng nhờ biết tới sản phẩm Subạc nên chị đã vượt qua thành công. Mời bạn theo dõi chia sẻ của chị Chi TẠI ĐÂY.
- Chị Đặng Kiều Trang (ở đường Hồ Nghinh, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đã vượt qua dịch sốt xuất huyết hiệu quả. Cùng xem chia sẻ của chị TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Để hiểu hơn về ưu điểm của sản phẩm thảo dược cốm Subạc, mời bạn xem ngay phân tích của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho tại video này:
>>> Độc giả có thể xem thêm trải nghiệm và hướng dẫn sử dụng sản phẩm cốm Subạc tại video này:
Nếu bạn còn băn khoăn về cách phân biệt triệu chứng bệnh cúm A và cúm thường hoặc tìm hiểu thêm sản phẩm cốm Subạc & gel Subạc thì hãy gọi (zalo/viber): 0916755060 – 0916757545.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hoài Thương