Cúm A: Hướng dẫn cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Khoảng 70% số ca nhiễm cúm trên toàn cầu được xác định là do cúm A gây ra. Đặc biệt, chỉ các chủng virus cúm A mới có triệu chứng nặng, dễ lây nhiễm và phát tán thành đại dịch. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm các biểu hiện của cúm A? Cách điều trị và phòng ngừa thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để cập nhật thông tin y tế mới nhất về cúm A.

Tổng quan về cúm A 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 290.000 - 650.000 người chết vì cúm. Trong đó, chủ yếu là người nhiễm các chủng virus cúm A. Vậy, bạn cần trang bị cho mình những thông tin gì về cúm A? 

Cúm A là gì?

Cúm A là một loại cúm mùa gây nhiễm trùng hô hấp cấp, có tính lây truyền và do virus gây ra. Có thể mắc cúm A bất kỳ thời gian nào trong năm, tuy nhiên giai đoạn cao điểm, dễ thành dịch nhất là mùa đông, xuân.

 

Nguyên nhân gây cúm A

Nguyên nhân mắc cúm A là do nhiễm virus. Tại Việt Nam, cúm A thường do chủng virus có tên H1N1 và H3N2 gây ra. Hai chủng virus này còn được gọi chung là myxovirus (hay influenza virus). Đây đều là những chủng có khả năng lan thành dịch với quy mô lớn và tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các loại virus gây cúm A ở người.

Cảnh báo 3 con đường lây nhiễm cúm A

Virus cúm A có thể lây trước và trong khi người mắc xuất hiện triệu chứng. Cúm A dễ dàng lây lan từ người sang người thông qua 3 con đường:

  • Qua không khí, ví dụ như: Giọt bắn khi trò chuyện; Dịch mũi họng khi hắt hơi, ho…
  • Tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ nhiễm virus.
  • Sử dụng chung thực phẩm, nguồn nước nhiễm virus.

Trong đó, virus cúm A có thể tồn tại từ 2 - 8 giờ trên các bề mặt cứng (như thép, nhựa,...); Khoảng 15 phút trên vải, khăn giấy kể từ khi rời khỏi cơ thể người bệnh.

>>> XEM THÊM: Bệnh cúm A có lây không và cách phòng tránh an toàn, hiệu quả là gì? – Câu trả lời bổ ích Ở ĐÂY!

Virus-cum-A-de-dang-lay-nhiem-qua-khong-khi

Virus cúm A dễ dàng lây nhiễm qua không khí

4 triệu chứng nhận biết cúm A điển hình

Ta có thể dễ dàng phân biệt cúm A với 4 biểu hiện thường xuất hiện đồng thời như sau:

  • Sốt cao (thường trên 38°C), kèm theo hiện tượng rùng mình, sợ lạnh, lạnh bàn tay, bàn chân.
  • Triệu chứng viêm đường hô hấp trên gồm: Ho (khan, không đờm), đau họng; Viêm mũi nhẹ như hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. 
  • Đau khắp người, thường gặp nhất là nhức đầu.
  • Người mệt lả, mất sức.

Ngoài ra, triệu chứng cúm A ở trẻ em có thể kèm theo đau trướng bụng, đi ngoài hoặc nôn ói.

Cảnh giác biến chứng nguy hiểm của cúm A

Mắc cúm A có nguy hiểm không? Chớ nên coi thường! Các biểu hiện cúm A có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dễ dẫn tới 1 số tình trạng bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. 

Một số biến chứng nghiêm trọng người mắc cúm A có thể gặp, bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai, viêm xoang.
  • Viêm cơ tim.
  • Viêm não.
  • Suy đa tạng như suy hô hấp, suy thận,...
  • Viêm phổi, viêm phế quản.

Người mắc cúm A cần sớm được đưa tới bệnh viện nếu có các dấu hiệu như:

  • Sốt cao trên 38.5°C liên tục không giảm. Thời gian sốt kéo dài trên 3 ngày không hạ dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Chóng mặt, nôn mửa hoặc tiêu chảy liên tục trên 3 lần/ngày. 
  • Đau tai, giảm khả năng nghe thì đó có thể là dấu hiệu của viêm tai giữa.
  • Đau nhức, ngạt mũi có thể dẫn tới viêm mũi, viêm xoang.
  • Ho nhiều, ho ra máu là dấu hiệu của viêm phế quản. Nếu đi kèm tình trạng thở gấp, thở khó thì thường là viêm phổi (khi chụp chiếu sẽ phát hiện có tổn thương ở phổi).
  • Nhịp tim, huyết áp thay đổi, đi kèm cảm giác tức ngực, đau nhói ở tim.
  • Người có các bệnh mạn tính như suy thận, đái tháo đường, tim mạch,... khi mắc cúm A thườngbiểu hiện nặng hơn bình thường.

Bên cạnh đó, những người cần đặc biệt chú ý khi mắc cúm A được đề cập đến là:

  • Trẻ em (đặc biệt lưu ý nhóm trẻ dưới 2 tuổi).
  • Bà bầu (nhất là trong 3 tháng đầu và 2 tháng cuối thai kỳ).
  • Người lớn tuổi (từ 65 tuổi trở lên).
  • Người có tiền sử bệnh lý mạn tính, gây suy giảm miễn dịch như: Đái tháo đường, bệnh bạch cầu, viêm gan virus, HIV, viêm khớp, ung thư,...

Tất cả các đối tượng này nên điều trị cúm A tại cơ sở y tế để giảm thiểu nguy cơ đe dọa tính mạng.

Can-canh-giac-khi-trieu-chung-cum-A-tro-nen-nghiem-trong

Cần cảnh giác khi triệu chứng cúm A trở nên nghiêm trọng

Cách điều trị và phòng ngừa cúm A hiệu quả

Sau khi loại trừ các biến chứng nguy hiểm và nhóm đối tượng cần đặc biệt chú ý, người mắc cúm A có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách phòng ngừa và chữa bệnh cúm A.

Hướng điều trị cúm A tại nhà

Để điều trị cúm A tại nhà, cần kết hợp dùng thuốc giảm triệu chứng, tăng cường sức khỏe bằng biện pháp ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và phù hợp. Hãy thực hiện ngay các chỉ dẫn phía dưới, cụ thể như sau:

Các loại thuốc để điều trị cúm A

  • Thuốc hạ sốt: Có thể dùng paracetamol với liều lượng tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng. Ví dụ: Để điều trị cúm A cho trẻ em, mỗi lần chỉ cần dùng 10-15mg/kg cân nặng. Với người trưởng thành, lượng thuốc cần dùng là khoảng 500mg/lần mới đủ để hạ sốt. 
  • ớc muối, nước điện giải để bù nước và giảm nhẹ các triệu chứng đường hô hấp.
  • Thuốc làm giảm ho, viêm họng.
  • Không tự ý dùng thuốc kháng virus như oseltamivir hay zanamivir tại nhà. Các loại thuốc kháng virus cúm A chỉ được dùng khi được bác sĩ chỉ định và theo dõi bởi đội ngũ y tế.
  • Không dùng aspirin (có thể gây phù não, rối loạn chức năng gan) hay thuốc giảm đau chứa steroid (có thể gây dị ứng, loãng xương, ảnh hưởng tới tim mạch, dạ dày,...). 

Cách ăn uống phù hợp trong giai đoạn bị cúm

  • Các món ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa cho người đang mắc cúm A như: Cháo (gà, thịt bằm); Canh hầm (xương, rau củ); Súp (gà, bí đỏ, ngô); Các món đã được nấu chín, nghiền nhỏ; Uống nước trái cây, ăn các loại hoa quả mềm (như cam, quýt, chuối, bưởi,…).
  • Bên cạnh nước trái cây, có thể bổ sung các loại nước điện giải để bù nước, giúp hạ sốt như oresol, nước dừa tươi. Nên uống nước ấm, tránh dùng nước đá lạnh vì dễ gây sốt cao và khiến tình trạng viêm họng nặng hơn.
  • Nên tránh ăn các thực phẩm cứng, khó tiêu hóa. Có thể kể đến các loại hạt (hạt dẻ, hạt điều, quả hạch); Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu (khoai tây chiên, gà rán, pizza); Trái cây cứng (táo, ổi, xoài xanh),...

Sinh hoạt phù hợp với người mắc cúm A

  • Tránh gió, điều hòa và nơi đông người. Nên nghỉ ngơi trong phòng thoáng khí, yên tĩnh để nhanh khỏi và không lây bệnh cho người khác.
  • Tránh vận động mạnh. Có thể tập 1 vài động tác yoga hoặc duỗi tay chân, đi lại nhẹ nhàng trong khi mắc cúm. 
  • Nên rửa tay bằng xà phòng, xông tinh dầu giữ sạch không khí để hạn chế lây lan virus cúm A.

Mot-so-dieu-can-chu-y-khi-dieu-tri-cum-A-tai-nha

Một số điều cần chú ý khi điều trị cúm A tại nhà

Biện pháp phòng ngừa cúm A lây lan

Có 2 biện pháp giảm thiểu khả năng cúm A lan truyền thành dịch, đó là: Tiêm vacxin và cải thiện sức đề kháng.

Phòng ngừa mỗi năm bằng vacxin

  • Tất cả mọi người đều nên tiêm phòng ngừa cúm A. Ngoại trừ 1 số trường hợp như trẻ em dưới 6 tháng tuổi, người bị dị ứng nặng, người mắc chứng rối loạn miễn dịch GBS,...
  • Nên tiêm ngừa cúm A đều đặn hàng năm.

Phòng ngừa cúm A nhờ cải thiện sức đề kháng

Có nhiều cách để cải thiện đề kháng, phòng lây nhiễm cúm A. Trong đó, chế độ luyện tập và ăn uống phù hợp là hướng đi lâu dài. Đi kèm với đó, trực tiếp cải thiện sức đề kháng là rất cần thiết. Một trong những thành phần dược liệu tự nhiên được nhắc tới nhiều nhất về hiệu quả đối với hệ thống miễn dịch đó là cao tạo giác thích. 

Cao tạo giác thích có nguồn gốc từ tạo giác thích, hay còn được gọi là gai bồ kết. Dược liệu này có tên khoa học là spina gleditschiae có 2 tác dụng chính:

  • Chống viêm nhờ giảm bớt nồng độ khí NO trong hơi thở: Cơ thể gia tăng sản xuất NO khi bị nhiễm trùng hô hấp do virus và khi mắc các bệnh tự miễn. Trong khi đó, chiết xuất tạo giác thích đã được nghiên cứu và chứng minh về khả năng làm giảm quá trình sản xuất khí NO trong cơ thể. Thông tin này được cung cấp từ nghiên cứu “Phân tích định lượng và tác dụng chống viêm của tạo giác thích trong đại thực bào RAW 263.7 và tế bào sừng HaCaT” năm 2016.
  • Kháng và bất hoạt vi khuẩn, virus: Hiệu quả kháng khuẩn của tạo giác thích được chứng minh cao hơn so với streptomycin - Chất kháng sinh dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, trong đó có cả bệnh lao. Hoạt chất có trong cao tạo giác thích cũng có tác dụng giảm mạnh quá trình nhân lên của tế bào gây suy giảm miễn dịch. Đây là thành quả nghiên cứu các loại acid chống tế bào suy giảm miễn dịch có trong tạo giác thích.

Bên cạnh thành phần cao tạo giác thích, trong cốm Subạc còn có vitamin C giúp tăng sản sinh bạch cầu; Kẽm gluconate giảm nhiễm trùng, giảm viêm; Dịch chiết neem giúp tăng hiệu quả kháng khuẩn,… Nhờ đó, cốm Subạc vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng hiệu quả, vừa giảm triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh do virus, trong đó có virus cúm A.

>>> XEM THÊM: Cách tăng sức đề kháng cho trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh cúm A hiệu quả

Cong-dung-cua-tao-giac-thich-duoc-ung-dung-trong-san-pham-com-Subac

Công dụng của tạo giác thích được ứng dụng trong sản phẩm cốm uống Subạc

nut-dat-mua.webp

Trước tình hình dịch cúm A ngày càng diễn biến phức tạp, việc trang bị đầy đủ thông tin về bệnh chính là cách để bạn có thể chung sống với nó an toàn. Bên cạnh đó, hãy bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách sử dụng sản phẩm cốm Subạc mỗi ngày để phòng ngừa bệnh cúm A hiệu quả. Hãy chia sẻ với chúng tôi mọi băn khoăn của bạn về cách điều trị hay chăm sóc người bị cúm A bằng cách liên hệ tới hotline (Zalo/Viber): 0916755060 - 0916757545 để được giải đáp hoàn toàn MIỄN PHÍ!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

LINK THAM KHẢO

https://www.drugs.com/medical-answers/long-cold-flu-virus-live-surfaces-3562925/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4940578/

https://www.cdc.gov/flu/about/viruses/types.htm 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.