Viêm da trẻ em: các triệu chứng thường gặp và cách chăm sóc

Viêm da trẻ em là gì?

Viêm da trẻ em là cách gọi chung cho tình trạng da bị viêm nhiễm, mụn nhọt hoặc bong tróc, tổn thương xuất hiện trên làn da của trẻ nhỏ. Làn da của trẻ còn non nớt và nhạy cảm nên những tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn so với người lớn. Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu lại càng dễ bị viêm da hơn.

Các nguyên nhân gây viêm da trẻ em có thể tới từ bên trong như cơ địa, thể chất, di truyền, bệnh lý nền, hoặc do những nguyên nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm,...

Viem-da-la-tinh-trang-thuong-gap-o-tre-em.webp

Viêm da là tình trạng thường gặp ở trẻ em

Các triệu chứng thường gặp ở viêm da trẻ em

Các triệu chứng của viêm da thường khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc và mệt mỏi. Một số trường hợp viêm da như mề đay, vảy nến,... có thể dẫn tới mạn tính, khó điều trị và tái phát thường xuyên.

Một số triệu chứng viêm da có thể gặp ở trẻ em như:

  • Ngứa: các vùng da dù đã được vệ sinh sạch sẽ nhưng trẻ vẫn bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Nổi mẩn, phát ban: trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ban đỏ có kích thước khác nhau, mọc thành từng vùng.
  • Mụn mủ: các mụn nhọt có mủ hoặc đầu trắng, sưng tấy, đau nhức. Có thể kèm theo triệu chứng sốt.
  • Bong tróc: da trở nên khô ráp, bong tróc kèm theo triệu chứng ngứa ngáy.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn: do các triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc và bỏ ăn.
  • Sốt nhẹ: tình trạng này có thể xảy ra khi viêm nhiễm nặng, khiến cơ thể hình thành phản ứng sốt để chống lại các tác nhân gây viêm. Lúc này trẻ cần được điều trị sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Các bệnh viêm da trẻ em thường gặp

Dưới đây là một số bệnh lý viêm da trẻ em thường gặp nhất:

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc thường do 2 nguyên nhân đó là chất gây kích ứng (chiếm 80% trường hợp) và chất gây dị ứng (chiếm 20% trường hợp). Trong đó:

  • Chất gây kích ứng: là hóa chất, dịch tiết chứa độc tố của một số loại côn trùng như kiến ba khoang, bọ xít, gây tổn thương tại vùng da tiếp xúc trực tiếp, không xảy ra các phản ứng dị ứng.
  • Chất gây dị ứng: như ánh nắng mặt trời, nước giặt,... gây phản ứng dị ứng như phóng tích IgE, histamine vào vùng xa tiếp xúc, sau đó phát sinh các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa.

Trieu-chung-viem-da-tiep-xuc-tren-da-khien-be-ngua-ngay-kho-chiu.webp

Triệu chứng viêm da tiếp xúc trên da khiến bé ngứa ngáy, khó chịu

Viêm da tiếp xúc thường có triệu chứng như sau:

  • Vệt ban đỏ dài hoặc tròn, có các hình dạng và kích thước không đồng nhất.
  • Vết ban trên da có dấu hiệu phù nề, khác biệt rõ ràng so với vùng da khỏe mạnh xung quanh.
  • Bề mặt vùng da viêm có thể xuất hiện các mụn nước mọc rải rác hoặc khu trú.
  • Trẻ cảm thấy nóng rát, ngứa và đau nhức tại chỗ. Một số trẻ có thể quấy khóc, muốn chà xát lên vùng da bị viêm.
  • Sau khoảng vài ngày, các mụn nước có xu hướng vỡ và bong tróc, đóng vảy.
  • Với các trường hợp nặng hơn, có thể xuất hiện thêm tình trạng nổi mề đay trên diện rộng.

Viêm da mủ do vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm da mủ chủ yếu là tụ cầu và liên cầu khuẩn. 

Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công da đó là vệ sinh da không tốt, vết thương hở, trầy xước, sức đề kháng yếu. 

Mun-mu-do-tu-cau-khuan.webp

Mụn mủ do tụ cầu khuẩn 

Viêm da do côn trùng đốt

Viêm da mủ do tụ cầu thường có triệu chứng như sau:

Khởi phát là biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và kích thích, đau họng, đau rát da. Trên da xuất hiện những ban màu hồng nhạt. 

Sau 1-2 ngày, ban diễn tiến thành các bọng nước nông và vỡ ra tạo thành vảy.

Viêm da mủ do liên cầu khuẩn

Tình trạng này còn được gọi là chốc lở, với các triệu chứng như sau:

  • Các dát đỏ xung huyết, sau một thời gian ngắn sẽ có các bọng nước nổi bên trên. Sau vài giờ, bọng nước trở thành bọng mủ. Cũng rất nhanh sau đó, mủ sẽ kết thành vảy tiết màu vàng, lớp da dưới vảy thường chợt đỏ, không cộm.
  • Liên cầu khuẩn ở trên da đầu thì khi đóng vảy sẽ khiến cho tóc bị bết. Sau 7-10 ngày các vảy này sẽ bong đi, trả lại lớp da hồng nhẵn.

Viêm da do liên cầu khuẩn cần được điều trị đúng cách nếu không có thể dẫn tới biến chứng viêm cầu thận.

Hien-tuong-choc-lo-tren-da-be.webp

Hiện tượng chốc lở trên da bé

Rôm sảy

Rôm sảy thường xảy ra vào mùa hè do trẻ ra nhiều mồ hôi và vệ sinh không sạch. Các triệu chứng của rôm sảy là những nốt mẩn đỏ, sần màu hồng, mọc thành từng cụm hoặc lan ra khắp cơ thể. Các vị trí của rôm sảy thường là vùng da có nếp gấp như cổ, da nách, bẹn hoặc trên mặt. 

Hăm tã

Hăm tã thường xảy ra với trẻ từ 8 - 10 tháng tuổi do làn da trẻ nhạy cảm với loại bỉm, tã không chất lượng, gây kích ứng da, khiến trẻ nóng đỏ, đau rát tại những vùng da quấn tã như mông, đùi, bụng.

Chăm sóc và điều trị viêm da trẻ em như thế nào?

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng của viêm da mà có phương pháp điều trị khác nhau. Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường trên da, cha mẹ nên chú ý và cho bé thăm khám với bác sĩ da liễu để có cách điều trị chính xác nhất.

Trường hợp viêm da do vi khuẩn, cần xử lý vệ sinh vùng da tổn thương bằng một số loại thuốc bôi. Sau đó cần có kháng sinh bôi tại chỗ để ngăn cho vi khuẩn phát triển nặng nề hơn.

Đối với viêm da do virus như thủy đậu, zona, tay chân miệng, việc cần làm nhất cũng chính là làm sạch và sát khuẩn cho vùng da bị tổn thương. Sau đó tùy theo triệu chứng đi kèm như ho, trẻ cần phải dùng thêm một số loại thuốc điều trị khác. 

Hiện nay để làm sạch da, cải thiện những triệu chứng khó chịu của viêm da, các bác sĩ và dược sĩ thường khuyên cha mẹ nên cho con dùng gel bôi Subạc thay cho các loại thuốc như milian, xanh methylen, eosin 2% do Subạc có những ưu điểm nổi trội như sau:

  • Chứa thành phần nano bạc và các thảo dược quý, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm sạch da.
  • An toàn, không gây kích ứng cho dù bôi nhiều lần trong ngày, dùng được cho cả trẻ sơ sinh và bà bầu.
  • Kích thích tái tạo tế bào da, từ đó hạn chế hình thành sẹo.
  • Có tính thẩm mỹ, không gây dính màu, bám bẩn lên quần áo.

Gel-lam-sach-va-sat-khuan-da-Subac.webp

Gel làm sạch và sát khuẩn da Subạc

Gel Subạc chứa thành phần nano bạc và dịch chiết neem, là các kháng sinh và kháng viêm thực vật, do đó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus mà không sợ kháng thuốc. Đồng thời chitosan và trong gel giúp kích thích sản xuất các tế bào da mới và ngăn ngừa hình thành sẹo. Gel làm sạch và sát khuẩn da Subạc - phù hợp cho nhiều trường hợp viêm da do virus, vi khuẩn, hăm da, chốc lở, herpes, côn trùng cắn.

Viêm da trẻ em là tình trạng da liễu thường gặp. Khi thấy bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da, cha mẹ không nên chủ quan mà cần xác định chính xác bệnh để có cách điều trị đúng và kịp thời.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về bệnh viêm da ở trẻ em, đừng ngại nhắn tin hoặc gọi tới số hotline 0916755060/0916757545 để được chuyên gia tư vấn kỹ càng hơn



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.