Trẻ em là nhóm có tỷ lệ nhiễm thủy đậu cao nhất
Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng số 555 ca mắc thủy đậu, tăng cao so với cùng kỳ 2022. Trong đó trên 70% bệnh nhân thuộc nhóm trẻ mầm non và tiểu học.
Bệnh thủy đậu xuất hiện ở 18/30 quận huyện của Hà Nội, trong đó các điểm có tỷ lệ mắc cao là huyện Chương Mỹ (237 ca), huyện Mê Linh (69 ca), huyện Ba Vì (60 ca), quận Nam Từ Liêm (56 ca), huyện Mỹ Đức (42 ca).
Giáo viêm trường mầm non tại huyện Chương Mỹ thực hiện khử khuẩn, làm sạch lớp học sau khi có ca mắc thủy đậu
Tuy Hà Nội chưa bước vào giai đoạn bùng phát dịch thủy đậu, nhưng trên địa bàn huyện Chương Mỹ đã ghi nhận các ổ dịch rải rác tại một số trường tiểu học và mầm non. Trung tâm y tế huyện phối hợp với phường xã tổ chức phun thuốc khử khuẩn, vệ sinh khu vực lớp học, khu vực bán trú cho các thầy cô và học sinh để ngăn ngừa ổ dịch lan rộng. Đồng thời các phụ huynh, học sinh và giáo viên được hướng dẫn biện pháp phòng tránh và điều trị, chăm sóc khi mắc bệnh thủy đậu.
Dự báo trong thời gian giao mùa xuân - hè, ẩm ướt là thời điểm thuận lợi cho virus phát triển, bệnh có xu hướng tăng nhanh hơn. Thời gian ủ bệnh thủy đậu từ 1-3 tuần, khi các nốt mụn nước chưa biểu hiện thì virus đã có thể lây lan và phát tán trong cộng đồng. Vì vậy, trẻ em rất dễ lây nhiễm chéo tại môi trường lớp học.
Giải pháp phòng ngừa thủy đậu cho trẻ
Virus Varicella Zoster là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh có thể lây lan rất nhanh. Khi tiếp xúc với người mắc bệnh, khả năng nhiễm bệnh có thể lên tới 90%. Con đường lây bệnh thủy đậu là trực tiếp từ người sang người thông qua dịch tiết của nốt mụn nước, qua nước bọt và gián tiếp qua tiếp xúc với vật dụng và không khí có giọt bắn.
Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm thủy đậu cho trẻ là tiêm phòng vacxin. Nhiều trẻ chưa được tiêm phòng vacxin thủy đậu đầy đủ do gia đình còn chủ quan. Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần tiêm phòng vacxin thủy đậu đầy đủ cho con để ngăn ngừa nhiễm bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Các thầy cô nên hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước,... với các bạn khác. Khi trẻ có triệu chứng sốt, phát ban cần cho trẻ nghỉ học để điều trị và cách ly nhằm tránh lây lan ra cộng đồng.
Do sức đề kháng của trẻ nhỏ không mạnh bằng người lớn nên dễ bị virus tấn công. Cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng Cốm Subạc với thành phần thảo dược, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ, phòng ngừa thủy đậu.
Thành phần chính của cốm thảo dược Subạc gồm:
- L-Lysine (thành phần chính): Đây là một axit amin thiết yếu có vai trò kích thích hoocmon tăng trưởng. Chất này cũng ức chế sự sinh sản của virus herpes (tên gọi chung các chủng virus gây ra thuỷ đậu, herpes, zona,…).
- Cao lá neem (hay còn gọi xoan Ấn Độ, sầu đâu) giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh.
Thêm vào đó là các thảo dược quý khác như Cao lá xoài, bạch chỉ, nhọ nồi, cao tạo giác thích, kẽm gluconate, kali iodid và vitamin C, cốm Subạc giúp trẻ:
- Tăng sức đề kháng
- Tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch vết thương, chống viêm nhiễm
- Đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo,…
Bộ đôi toàn diện mùa dịch Cốm Subạc (uống) và gel Subạc (bôi)
Cốm Subạc được bào chế dạng cốm, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng, lại có vị ngọt giúp trẻ dễ uống.
Chăm sóc và điều trị thủy đậu tại nhà cho trẻ em như thế nào?
Thủy đậu là bệnh cấp tính do virus gây ra, do đó chưa có thuốc đặc trị mà chỉ dùng thuốc điều trị các triệu chứng như sốt, ngứa. Bệnh nhân mắc thủy đậu cần được đảm bảo dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, uống đủ nước.
Người bệnh thủy đậu không nên ăn đồ cay nóng, nhiều đạm, hải sản. Các loại thực phẩm này có thể gây dị ứng trên da, làm chậm lại quá trình khỏi bệnh. Bệnh thủy đậu nhẹ có thể khỏi hoàn toàn sau 5-7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Nhiều cha mẹ thắc mắc bệnh thủy đậu có cần kiêng gì không? Câu trả lời đó là chỉ cần kiêng gãi để mụn nước không bị vỡ, làm chất dịch lây lan sang các vùng da lành, và kiêng tới chỗ đông người để không làm lây bệnh ra mọi người xung quanh.
Không nên để bé cào gãi nốt thủy đậu vì có thể làm vết thương lâu khỏi hơn
Hiện nay vẫn có rất nhiều gia đình quan niệm rằng phải kiêng nước, kiêng gió khi con bị thủy đậu. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Bệnh nhân thủy đậu cần được vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm hàng ngày với nước ấm trong phòng kín. Nếu vết thủy đậu không được vệ sinh sạch, trong môi trường nóng ẩm thì rất dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Trước đây bệnh thủy đậu, tay chân miệng thường được mọi người xử lý qua các triệu chứng bằng cách dùng xanh methylen, thuốc đỏ, thuốc tím,... Tuy nhiên phải đợi tới khi các mụn nước bị vỡ thì mới được bôi những thuốc này. Đồng thời các thuốc này rất dễ dính màu lên quần áo, làm bẩn, khó giặt. Đôi khi người dùng còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
Chính vì vậy hiện nay, các bác sĩ và dược sĩ khuyên bệnh nhân thủy đậu nên chuyển sang sử dụng gel bôi Subạc, với các thành phần như sau:
- Nano bạc: Đây là thành phần chính, có tác dụng phá hủy màng tế bào, vô hiệu hóa enzyme, ức chế quá trình hô hấp của vi khuẩn, virus.
- Chitosan: Tạo thành lớp màng mỏng trên bề mặt da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.
- Dịch chiết Neem: Tác động qua lại với bề mặt của tế bào để ức chế sự sinh sôi của virus, chống viêm mạnh, ngăn ngừa sẹo.
Bôi gel Su bạc từ sớm giúp hạn chế sẹo thâm, sẹo lõm thủy đậu
Bôi gel Subạc vừa kháng khuẩn, kháng virus lại giảm ngứa, nhanh lành các mụn nước. Sử dụng hiệu quả cho rất nhiều bệnh ngoài da như thủy đậu, sởi, zona, tay chân miệng, vết côn trùng cắn,... Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược, an toàn không gây tác dụng phụ.
Chuyên gia khuyến cáo người bệnh thủy đậu nên bôi Subạc ngay từ giai đoạn phát hiện các nốt ban đỏ, xuyên suốt thời gian chuyển sang mụn nước cho tới khi các tổn thương này đóng vảy và bong tróc. Kiên trì bôi mỗi ngày tối thiểu 3-4 lần, trong khoảng 5-7 ngày bệnh sẽ lui mà không lo để lại sẹo.
Dự báo diễn biến dịch thủy đậu vẫn còn phức tạp tới tháng 6. Do đó phụ huynh hãy chủ động các biện pháp phòng ngừa cho bé và cả gia đình như đã nêu trên, kết hợp sử dụng gel Subạc nếu chẳng may có thành viên trong gia đình mắc thủy đậu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh thủy đậu và sản phẩm Su bạc, hãy để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline 0916755060/ 0916757545 để được dược sĩ chuyên môn giải đáp kỹ lưỡng bạn nhé!