Bị thủy đậu kiêng gì? Bật mí bí quyết để bệnh nhanh khỏi, không để lại sẹo

Hiện nay, bệnh thủy đậu không còn quá xa lạ với chúng ta. Chúng thường bùng phát thành các đợt dịch nguy hiểm, rất khó kiểm soát. Vậy thủy đậu cần kiêng gì và phải làm sao để bệnh nhanh khỏi, không để lại sẹo thâm lõm? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu hay còn được gọi là phỏng rạ, trái rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở người, do một chủng virus herpes có tên cụ thể Varicella Zoster gây ra và chiếm trên 90% đối với người chưa tiêm phòng vacxin.

Bệnh rất dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành, khi họ nói, hắt hơi, chảy nước mũi,… virus theo đó bắn ra ngoài và người lành hít phải sẽ bị lây bệnh. Thông thường, từ lúc nhiễm phải virus thủy đậu đến lúc phát bệnh khoảng 2 tuần.

Ngoài ra, những người dễ mắc bệnh thủy đậu còn do một yếu tố tiên quyết nữa đó chính là sức đề kháng – hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, mọi người nên chú ý ăn uống, tập luyện thể dục thể thao,… để tăng cường sức đề kháng, tránh nguy cơ bị virus thủy đậu xâm nhập.

Bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến những biến chứng xấu, thậm chí gây tử vong. Do vậy, cần phải thực hiện đúng các phương pháp hỗ trợ điều trị từ chuyên gia và phải biết rõ bệnh thủy đậu nên kiêng gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe. 

Bệnh thủy đậu cần kiêng gì?

Về chế độ sinh hoạt hàng ngày, người đang bị thủy đậu cần kiêng những vấn đề sau: 

Kiêng gãi, chạm vào nốt thủy đậu 

Nốt thủy đậu là các tổn thương mụn nước to, bên trong chứa đầy dịch và khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Nên người bệnh hay có xu hướng đưa tay lên gãi. Nhưng điều này là không nên vì khi các mụn nước đó vỡ sẽ dễ lây lan sang vùng da lành khác, đồng thời có thể khiến nhiễm trùng.

Kiêng ra ngoài, đến nơi đông người

Thủy đậu kiêng gió, hạn chế ra ngoài là quan điểm đúng đắn. Vì lúc này, cơ thể người bệnh còn yếu, dễ bị nhiễm lạnh. Hơn nữa, thủy đậu có khả năng lây truyền cao nên người bệnh cần tránh đến nơi đông người, để không lây lan virus ra cộng đồng. 

Tuy nhiên, khi bị thủy đậu, nhiệt độ cơ thể thường cao, các nốt phỏng lại gây ngứa ngáy khó chịu, do đó người bệnh không nên ở mãi trong phòng kín mà cần nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, có thể sử dụng gió quạt để cho cảm giác dễ chịu hơn.

Bệnh thủy đậu không nên ăn gì?

Dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cải thiện bệnh thủy đậu. Để tránh gặp những biến chứng xấu, người bị thủy đậu nên kiêng một số thực phẩm sau:

Kiêng ăn các loại thực phẩm tanh

Nếu hỏi bệnh thủy đậu kiêng ăn gì cho nhanh lành các tổn thương thì hãy ghi lại nhóm thực phẩm tanh như: Tôm, cua, cá, hải sản các loại, thịt gà, thịt bò,... Bởi những loại thực phẩm này rất dễ gây kích ứng trên da, khiến quá trình hồi phục da lâu hơn, thậm chí gây sẹo thâm xấu rất khó lành. 

Kiêng ăn trái cây nhiều acid

Các thực phẩm có vị chua chứa nhiều acid như: Cam, quýt, bưởi, chanh… rất dễ gây ngứa cho người bị thủy đậu. Vì vậy, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này để rút ngắn quá trình điều trị thủy đậu nhé! 

Tránh xa đồ ăn quá cay nóng

Bị thủy đậu kiêng ăn gì để không bị sẹo? Hãy kiêng ngay nhóm đồ ăn cay nóng nhé! Khi ăn những đồ ăn quá cay nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, da sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn không chỉ làm người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm cũng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hạn chế tối đa đồ ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh cũng gây nóng trong người nên sẽ khiến người bị thủy đậu càng ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy, nếu bị thủy đậu, hãy tạm tránh xa các loại thực phẩm này nhé!

Socola, cà phê và các chất kích thích

Những loại thực phẩm này thường làm tăng kích ứng trên cơ thể, dẫn tới việc cản trở quá trình hồi phục da. Do vậy, hãy ghi lại các loại thực phẩm như: Socola, cà phê, bơ sữa vào danh sách bị thủy đậu nên kiêng ăn gì nhé! 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi bệnh thủy đậu kiêng gì cho nhanh khỏi. Hãy cố gắng tránh những vấn đề được nêu trên để nhanh tạm biệt với bệnh thủy đậu, bạn nhé!

Cần làm gì để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo?

Vì là bệnh virus nên thủy đậu vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phương pháp đang được áp dụng hiện nay chủ yếu là hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh thủy đậu. Dưới đây là gợi ý về cách điều trị thủy đậu nhanh khỏi mà không gây biến chứng:

Làm sạch da và vệ sinh thân thể 

Nếu muốn các nốt thủy đậu nhanh bay nhanh thì đầu tiên phải cho người bệnh cách ly ở phòng thoáng mát, sạch sẽ và cần kiêng gió để không bị nhiễm lạnh do cơ thể còn yếu. 

Nên cắt móng tay để tránh gãi gây vỡ nốt phỏng dễ gây bội nhiễm và bệnh lâu khỏi. Trường hợp trẻ bị thủy đậu, cha mẹ có thể đeo bao tay vải mỏng để tránh làm tổn thương da. 

Hàng ngày, người bệnh nên được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn. Không nên kiêng tắm để tránh xảy ra biến chứng viêm da bội nhiễm và nặng hơn là nhiễm trùng huyết. 

Không ít người phân vân: Bị thủy đậu có nên tắm nước muối không? Thực tế,  nước muối giúp loại bỏ các vi khuẩn rất tốt nhưng với nồng độ cao sẽ dễ gây xót cho người bệnh. Do đó, chỉ nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh tai, mũi, họng cho người bệnh.

Sử dụng thuốc trị thủy đậu

Từ lâu, xanh methylen hay thuốc đỏ, thuốc tím đã được dùng phổ biến để chữa thủy đậu. Loại thuốc này có tính sát khuẩn cũng như khả năng tái tạo da khá tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng sẽ khiến cơ thể nhem nhuốc mất thẩm mỹ, nếu không may dính lên quần áo thì rất khó giặt. Hơn nữa, xanh methylen chỉ dùng được khi các mụn nước đã vỡ ra.

Bên cạnh xanh methylen, còn có các loại thuốc uống giúp giảm triệu chứng của bệnh thủy đậu nhưng hiệu quả chưa cao. Thậm chí, việc lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, gây ảnh hưởng hệ miễn dịch sau này. 

Sử dụng bộ đôi thảo dược cốm và gel Subạc

Hiện nay, mọi người đang có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để cải thiện thủy đậu và các bệnh virus khác an toàn, hiệu quả. Và có một bộ đôi thảo dược được chuyên gia đánh giá cao, nhiều bệnh nhân sử dụng cho kết quả tốt - đó chính là cốm và gel Subạc.

*Cốm Subạc

Cốm Subạc là sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch vừa giúp chống lại sự tấn công của virus thủy đậu lại giúp giảm triệu chứng, làm nhanh lành các tổn thương do bệnh gây ra. Cụ thể:

- Cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, vitamin C, kẽm gluconate, cao lá xoài, cao tạo giác thích,... giúp chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên (kháng sinh thực vật), tiêu diệt vi khuẩn, virus, trong đó có virus gây thủy đậu. Đồng thời, với các thành phần này sẽ giúp cơ thể chống lại tổn thương da và niêm mạc,... tăng cường hệ miễn dịch không đặc hiệu.

- Vitamin C, kẽm gluconate, L-Lysine, Kali iodid: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào bạch cầu, lympho B, lympho T, đại thực bào,... tăng khả năng nhận diện và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, sản phẩm còn cung cấp các acid amin, vi chất cần thiết cho sự sản sinh của các tế bào miễn dịch, từ đó nâng cao hệ miễn dịch đặc hiệu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh là virus, trong đó có thủy đậu, ngăn chặn nguy cơ hình thành sẹo rỗ hiệu quả.

*Gel Subạc

Đây là gel bôi ngoài da có thể sử dụng ngay từ khi thấy dấu hiệu của bệnh thủy đậu. Vì là dạng gel trong suốt nên sẽ không gây mất thẩm mỹ cũng như để lại vết màu trên da hay quần áo của người bệnh. 

Gel Subạc có thành phần chính là các nano bạc cùng sự góp mặt của nhiều thảo dược khác như: Chiết xuất neem, chitosan, kẽm salicylat,... Sự kết hợp của tất cả các thành phần trên đã tạo ra gel Subạc có khả năng làm sạch, sát khuẩn các vết thương hở, từ đó giúp cải thiện bệnh thủy đậu rất nhanh và vô cùng hiệu quả. Cụ thể: 

- Nano bạc: Giúp phá hủy màng tế bào vi khuẩn, vô hiệu hóa enzyme, ức chế quá trình hô hấp của vi khuẩn, virus.

- Neem: Chống virus, tác động qua lại với bề mặt của tế bào để ức chế sự sinh sôi của virus, tác dụng chống viêm mạnh, ngăn ngừa sẹo.

- Chitosan: Tạo màng mỏng trên bề mặt da, cung cấp nước và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trên da.

Bên cạnh đó, gel Subạc còn được sử dụng trong các trường hợp bị sởi, tay chân miệng, vết bỏng, vết thương do côn trùng cắn, muỗi đốt,… nhờ khả năng kháng viêm, sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo. 

Chia sẻ của người dùng

Nhờ tính an toàn và mang lại hiệu quả cao cho người dùng nên bộ đôi cốm và gel Subạc đã nhận được lòng tin của rất nhiều người. 

Và một trong những người may mắn thoát khỏi thủy đậu không gặp biến chứng nhờ sử dụng sản phẩm Subạc đó là chị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386). 

Bị thủy đậu trong lúc đang mang thai bé thứ hai chị Hồng đã vô cùng lo lắng. Dù đã dùng đủ mọi cách nhưng các nốt thủy đậu trên người chị mãi không bay. Nhưng nhờ biết đến gel Subạc, chị đã vượt qua bệnh thủy đậu thành công, không gặp biến chứng. 

Hay như trường hợp chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, Hà Nội). Bản thân chị cùng chồng bị lây thuỷ đậu trong quá trình chăm sóc con. Chỉ sau 3 - 4 ngày bôi, gel Subạc đã khống chế được toàn bộ nốt phỏng, mụn nước không lên thêm. 

Chuyên gia nói gì về bộ đôi Subạc

Không chỉ có khách hàng tin dùng mà nhiều chuyên gia cũng đánh giá cao về công dụng của Subạc. 

Giải thưởng mà Subạc đã đạt được

Cốm và gel Subạc đã được các tổ chức, cá nhân đánh giá cao về tác dụng và trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Sản phẩm tốt nhất cho gia đình và trẻ em, Thương hiệu uy tín trong thời kỳ hội nhập; Sản phẩm an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng; Thương hiệu gia đình tin dùng…

Những câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu

Dưới đây là những câu hỏi về bệnh thủy đậu được nhiều người quan tâm:

Bệnh thủy đậu nên ăn gì?

Khi bị thủy đậu cần phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể để nhanh lành các tổn thương. Vậy bị thủy đậu nên ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý về chủ đề thủy đậu ăn gì:

Rau xanh và trái cây 

Những loại trái cây và rau xanh giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tránh nhiễm trùng, tăng cường quá trình sản sinh collagen phòng ngừa sẹo lõm. Như vậy, người bệnh thủy đậu nên ăn gì trong muôn vàn các loại hoa quả tươi? Hãy “kết thân” với chanh, quýt, cam, bơ, kiwi, chuối…  Các loại thực phẩm giàu vitamin A, magie, kẽm, canxi, sắt,… như: Bắp cải, dưa hấu, cà rốt, rau bina, dưa chuột, súp lơ xanh, giá, cà chua… rất tốt cho hệ miễn dịch.

Các loại canh thanh nhiệt

Canh thanh nhiệt được nấu từ những nguyên liệu có tính mát, giúp giải độc tố trong cơ thể. Những loại nguyên liệu có thể nấu canh thanh nhiệt như: Cà rốt, đậu xanh, rau má,… có tác dụng giải độc rất tốt, nhất là đối với những bệnh nhân bị sốt, nóng trong người.

Sữa chua

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein, glucid, lipid, muối khoáng và vitamin nên giúp tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa và làm những tổn thương trên da nhanh lành. 

Bị thủy đậu có nên tắm không?

Bên cạnh câu hỏi về chế độ dinh dưỡng, thì thủy đậu có được tắm không cũng là chủ đề mọi người quan tâm. Vì theo quan niệm xưa, khi bị thủy đậu thì cần kiêng nước. Nhưng thực tế, việc này có thể gây nhiễm trùng nốt đậu do không vệ sinh sạch sẽ. 

Do vậy, khi bị thủy đậu, người bệnh nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên, nên tắm bằng nước ấm và sử dụng một số loại lá có tính sát khuẩn. 

Bị thủy đậu tắm lá gì?

Dưới đây là những loại lá có thể dùng làm nước tắm cho bệnh nhân thủy đậu:

Lá khế: Thủy đậu tắm lá khế sẽ giúp giảm ngứa khá tốt.

Lá lốt: Thuỷ đậu tắm lá lốt sẽ có tác dụng giảm viêm ngứa, kháng khuẩn và tạo độ ẩm cho da, đồng thời còn giúp cơ thể người bệnh giải độc tố, hỗ trợ điều trị thủy đậu từ bên trong.

Lá chè xanh: Thủy đậu tắm lá chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, trong lá chè xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết, giúp ức chế sự bùng phát của virus, giảm nguy cơ bội nhiễm.

Ngoài ra, còn một câu hỏi liên quan đến vấn đề vệ sinh cá nhân là bị thuỷ đậu có được gội đầu không? Và câu trả lời ở đây là “có”. Tuy nhiên, người bệnh nên gội đầu nhẹ nhàng, tráng gãi mạnh vì có thể khiến các nốt mụn trên đầu bị vỡ, gây xót,...

Bị thủy đậu rồi có bị lại không?

Bị thủy đậu rồi có bị lại nữa không? Bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không? Đó là hai trong số rất nhiều câu hỏi mà những người đã từng bị thủy đậu quan tâm. Dưới đây sẽ là giải đáp liên quan đến chủ đề thủy đậu có bị lần 2 không:

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm nhưng lại có tính miễn nhiễm rất cao. Điều này đồng nghĩa với việc, tất cả đối tượng từ trẻ em đến người lớn sau khi khỏi bệnh thủy đậu thì sẽ có miễn dịch suốt đời. Vì sao lại vậy? Đó là do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra được lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại rất bền vững sau thời gian chiến đấu với virus gây bệnh. Nếu trước kia người bệnh đã từng nhiễm thủy đậu thì cũng không cần phải tiêm phòng nữa. 

Trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu có bị lại không, nhiều chuyên gia khẳng định, hầu như rất hiếm gặp trường hợp bệnh nhân bị mắc thủy đậu lần thứ 2. 

Mặc dù có tính miễn nhiễm với thủy đậu nhưng những người đã từng bị thủy đậu sẽ có nguy cơ bị zona thần kinh tấn công sau này. 

Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được các thông tin liên quan đến bệnh thủy đậu như: Thủy đậu cần kiêng gì, thuỷ đậu bị mấy lần trong đời và cần làm gì để bệnh nhanh khỏi?. Bên cạnh chú ý đến chế độ dinh dưỡng hay vấn đề kiêng cữ, bạn nhớ sử dụng bộ đôi thảo dược cốm và gel Subạc để bệnh thủy đậu nhanh lành và không gặp biến chứng nhé! 

Nếu cần thêm những thông tin về bệnh thủy đậu hoặc sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060 – 0916757545.

*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.