Theo Bộ Y tế, từ đầu năm tới nay tình hình bệnh tay chân miệng có chiều hướng diễn biến phức tạp, trên cả nước đã ghi nhận được trên 20.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, do triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh khác, nên các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý, quan sát trẻ và cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu sốt, chán ăn, có vết loét dưới da hoặc có một số biểu hiện khác lạ khác, tránh những biến chứng nặng nề có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.
5 nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng dễ dẫn đến tử vong
1-Khó phát hiện ra bệnh: khi mới nhiễm vi rút người bệnh thường có dấu hiệu: sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sau 2 ngày sốt giảm đi và xuất hiện các vết loét ở miệng gây đau rát, các bọng nước và các đốm hồng ban xuất hiện trên da. Chính những triệu chứng này khiến cho cha mẹ dễ nhầm lẫn với bệnh thông thường như thủy đậu hay viêm da mủ.Thậm chí có nhiều người nghĩ trẻ bị dị ứng với thức ăn hay đồ dùng. Vì những nhầm lẫn như vậy, nên cha mẹ thường tự ý mua thuốc về để điều trị cho trẻ mà không đưa bé đến bệnh viện khám.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
2- Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: các biến chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh là rất cao như: viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh. Ngoài ra các biến chứng này có thể gặp cùng một lúc trên người bệnh nhân, bệnh diễn biến nhanh và có nguy cơ tử vong.
3- Dễ lây lan: bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và lây lan từ người sang người hoặc thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, đồ chơi hoặc chất dịch trong các nốt bọng nước của người bệnh. Vi rút này xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó phát triển nhanh gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Hiện tại có nhiều trường hợp người lớn cũng mắc phải vì thế cần tăng cường giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh được sạch sẽ.
4- Bệnh tiến triển rất nhanh: từ các vết loét hay bọng nước, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Nếu để lâu sẽ yếu liệt chi, liệt dây thần kinh dẫn đến co giật và hôn mê thậm chí làm phù phổi, suy hô hấp, tăng huyết áp dẫn đến tử vong. Do dấu hiệu bệnh khó phát hiện và tiến triển nhanh nên đã không ít trường hợp nhập viện trong tình trạng nguy hiểm.
5- Chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu: hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt và giảm đau, tăng cường sức đề kháng qua chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước ép hoa quả.
Sản phẩm có nguồn gốc an toàn trong điều trị bệnh tay chân miệng
Khi có dấu hiệu bị nhiễm bệnh thì nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc an toàn mà mang lại hiệu quả tốt. Một trong những sản phẩm được người bệnh và bác sĩ tin dùng hiện nay là gel Subạc với thành phần chính là nano bạc có tác dụng làm sạch và sát khuẩn da, ngăn ngừa viêm niêm mạc miệng gây ra do vi rút tay chân miệng, sởi, thủy đậu, zona... Nếu khi trẻ mắc bệnh các bậc cha mẹ có thể lựa chọn để giúp hỗ trợ và điều trị bệnh tốt hơn.
Gel subạc sát khuẩn, làm sạch da
Khi có dấu hiệu bị bệnh tay chân miệng, bạn liên hệ đến số 0437757240-08.6264.7169 để được tư vấn trực tiếp hoặc truy cập vào trang web http://www.spaphar.com/ để tìm hiểu một số thông tin cần thiết về bệnh.
Thúy Hằng