Trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân không chỉ khiến bé khó chịu, mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Do vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi cơ thể con xuất hiện các mụn nước bất thường.
Trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân là biểu hiện của bệnh gì?
Bàn chân là vị trí tập hợp nhiều dây thần kinh, mạch máu cũng như chịu sức nặng của toàn cơ thể nên rất dễ hình thành những mụn nước. Mụn nước ở bàn chân gây cảm giác đau đớn và khó điều trị hơn khi nó mọc ở những vị trí khác.
Trẻ nổi mụn nước ở lòng bàn chân có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế thì hiện tượng nổi mụn nước ở lòng bàn chân có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh ngoài da do virus như: Tay chân miệng, thủy đậu hay là biểu hiện của bệnh chàm (Eczema) hoặc đơn giản là do trẻ bị nhiễm các loại nọc độc của côn trùng do bé không đi dép và dẵm phải.
Nếu mụn nước là biểu hiện của bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì trẻ có thể bị sốt cao, mụn nước mọc ở nhiều vị trí khác trên cơ thể như tay, lưng, mặt, miệng... Với bệnh tay chân miệng thì các mụn nước hầu như không gây ngứa. Còn với bệnh thủy đậu thì có cảm giác ngứa nhiều hơn. Trong trường hợp bàn chân trẻ mọc các nốt mụn nước to bằng hạt vừng hoặc hạt đỗ xanh kèm theo cảm giác ngứa và chảy dịch nhày thì đó có thể là biểu hiện của bệnh chàm.
Để biết chính xác trẻ nổi mụn nước ở lòng bàn chân là bị bệnh gì thì cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế khám. Nếu là bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì cần có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở lứa tuổi nào? Cách phòng ngừa và cải thiện hiệu quả là gì?
Cách phòng ngừa bệnh virus hiệu quả nhất hiện nay
Có thể thấy, những bệnh do virus trên đều tiềm ẩn biến chứng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người mắc.
Do đó, để phòng tránh những bệnh do virus đơn giản và hiệu quả nhất, đặc biệt là trong những thời điểm dịch bệnh, bạn nên:
- Thực hiện lối sống khoa học.
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể mỗi ngày để hạn chế các loại virus, vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh.
- Khi mắc bệnh, không gãi hay tác động mạnh lên những vùng da để tránh bị tổn thương gây nhiễm trùng.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ để có một làn da khỏe mạnh.
- Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 – 2 lít).
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để bệnh được điều trị. Không tự ý uống thuốc, bôi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Cần tránh sử dụng những loại mỹ phẩm, xà phòng có tính tẩy rửa mạnh khi đang bị các bệnh ngoài da.
- Hãy tiêm phòng vắc-xin. Tuy nhiên, không phải bệnh ngoài da do virus nào cũng có loại vắc-xin để phòng ngừa.
Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến nghị mọi người nên lựa chọn sản phẩm gel bôi có thành phần chính là nano bạc để tăng cường hệ miễn dịch bên ngoài (da, niêm mạc), cải thiện triệu chứng, kết hợp với sản phẩm thảo dược đường uống để giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch bên trong thì mới có thể tác động toàn diện lên các bệnh do virus kể trên.
Các thảo dược giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh virus hiệu quả
Như vậy, trẻ bị nổi mụn nước ở lòng bàn chân có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng, thủy đậu… Để giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh ngoài da do virus, cha mẹ hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh, dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời cho con sử dụng cốm thảo dược mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Phạm Oanh
* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.