Tại sao trẻ bị thuỷ đậu không nên ăn socola? Trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng ăn gì? Là những thắc mắc của nhiều cha mẹ có con mắc bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thêm các thông tin cần thiết về bệnh cũng như giải đáp cho những câu hỏi trên, đồng thời chia sẻ một số phương pháp điều trị, cách chăm sóc trẻ đúng cách.
Thuỷ đậu có phải bệnh nguy hiểm không?
Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoster. Virus này có khả năng sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra và tồn tại trong không khí. Vì vậy, bệnh rất dễ lây lan, truyền nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Khi bị thủy đậu, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày.
Thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.
Phương pháp điều trị thuỷ đậu hiện nay
Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc hiệu. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định điều trị tại nhà. Để điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, cha mẹ cần kết hợp chăm sóc đúng cách và sử dụng một số thuốc điều trị thuốc như sau:
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Nên lựa chọn cho trẻ quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước.
- Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng cho trẻ.
- Hạn chế để trẻ gãi nhằm tránh làm vỡ các mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh.
- Trong thời gian dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể trẻ sạch sẽ bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa.
- Đối với các nốt mụn nước, có thể bôi dung dịch thuốc tím để ngăn ngừa hình thành sẹo về sau.
- Ngoài ra, phụ huynh nên sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độc C có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt như Paracetamol
Tại sao trẻ bị thuỷ đậu không nên ăn socola?
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học thì một axit amin có tên là arginine trong cơ thể luôn tác động tích cực vào sự sao chép của Varicella-zoster, virus gây ra bệnh thuỷ đậu. Arginine được hấp thụ qua một số thực phẩm như socola, đậu phộng, các loại hạt, bơ đậu phộng và nho khô…
Chính vì vậy, khi trẻ bị thuỷ đậu, phụ huynh nên tránh các món chế biến từ socola hoặc một số thực phẩm ở trên để hạn chế việc tổng hợp axit amin arginine, giúp làm giảm sự phát triển của virus gây bệnh.
Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ kiêng các loại sữa, chế phẩm từ sữa vì chúng rất giàu chất béo bão hoà có thể gây viêm, làm cho việc chữa lành phát ban lâu hơn. Bánh ngọt và đồ uống có ga cũng không tốt cho quá trình điều trị thuỷ đậu. Cần cho trẻ ăn nhiều trái cây nhưng kiêng các loại họ cam quýt vì không thích hợp khi mụn nước thủy đậu mọc trong miệng hoặc cổ họng, bởi hàm lượng acid cao có thể gây kích ứng những vết loét, làm chậm lành vết thương và gây đau dữ dội. Thức ăn cay và mặn cũng có thể gây kích ứng vết loét nên cũng không thích hợp cho trẻ bị thuỷ đậu sử dụng.
Trẻ nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp. Bổ sung thực phẩm giàu lysine, kẽm, vitamin C và các loại canh thanh mát.
Thuỷ đậu tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ phải gặp những khó chịu, gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày của cha mẹ. Vì thế, phụ huynh nên áp dụng một số biện pháp phòng tránh thuỷ đậu như:
- Tiêm vắc-xin thuỷ đậu khi trẻ đủ 12 tháng tuổi trở lên và theo đúng liều lượng quy định.
- Tạo cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối loãng và rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và từ trường trở về nhà để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh.
- Trẻ cần được uống nhiều nước, ăn đủ chất để tăng sức đề kháng.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ trẻ phải đảm bảo thoáng mát, không quá ẩm thấp.
- Không để trẻ tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
- Thường xuyên tẩy rửa, tiệt trùng đồ chơi của trẻ.
- Chú ý tới hành động và những biểu hiện sức khỏe hàng ngày để ứng phó kịp thời với mọi tình huống.
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều
Có thể thấy, đối với bệnh nhân thuỷ đậu, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục bệnh bởi cần bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp người bệnh chống lại sự nhân lên của virus. Nhận thấy được sự quan trọng của các vi chất cần thiết nhất để tăng cường hệ miễn dịch, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược quý như cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, kết hợp các khoáng chất thiết yếu như kẽm gluconate, kali iodid, L-Lysine và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus như thuỷ đậu, zona, sởi, tay chân miệng...
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sử dụng thêm sản phẩm gel bôi ngoài da Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do thủy đậu gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo.
Cảm nhận người dùng
Sản phẩm Subạc đã giúp rất nhiều khách hàng vượt qua được các bệnh ngoài da do virus an toàn.
Tiêu biểu như trường hợp của vợ chồng chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, ở Hà Nội). Nhờ biết tới Subạc, anh chị đã giảm hẳn các triệu chứng bệnh thủy đậu chỉ sau 2 ngày sử dụng.
Hay như chị Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) đã dùng Subạc để vượt qua bệnh thuỷ đậu dễ dàng. Xem thêm chia sẻ của chị qua video này:
Đánh giá của chuyên gia
Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.
Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã hiểu tại sao trẻ không nên ăn socola khi bị thuỷ đậu. Để cải thiện tình trạng bệnh thuỷ đậu hiệu quả, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel Subạc mỗi ngày, bạn nhé!
Mọi thắc mắc về bệnh thủy đậu cũng như sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!