Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm, sức đề kháng suy giảm là những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công, gây ra các bệnh ngoài da điển hình như: Thủy đậu, zona, sởi, tay chân miệng… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về triệu chứng cũng như cách phòng tránh 4 bệnh ngoài da do virus thường gặp nhất hiện nay.
Bệnh ngoài da do virus là gì?
Có rất nhiều loại virus gây bệnh cho người, ở mỗi cơ quan bộ phận, cơ thể nhiễm một số loại virus đặc trưng khác nhau. Đối với hệ da, virus gây bệnh thường gặp là: HHV, HPV, virus gây bệnh sởi, virus gây bệnh tay chân miệng...
Triệu chứng đặc trưng của bệnh ngoài da do nhiễm virus là các tổn thương trên da có thể gây viêm, ngứa ngáy, lở loét, đau đớn và dễ để lại sẹo. Những virus này thường ảnh hưởng tới các đối tượng có sức đề kháng kém như người già, phụ nữ có thai, đặc biệt là trẻ em. Một số bệnh ngoài da thường gặp do nhiễm virus ở trẻ gồm: Bệnh thủy đậu, sởi, tay chân miệng, zona thần kinh...
Đa phần các bệnh ngoài da do virus ít gây tử vong nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng như: Viêm tai giữa, khô loét giác mạc và dễ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Đáng lưu ý nhất là bệnh tay chân miệng vì bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
>>> XEM THÊM: Những bệnh ngoài da do nhiễm virus là gì?
Thông tin về 4 bệnh về da do virus thường gặp
1. Bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, thường lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh qua đường hô hấp như nói chuyện, ho hay hắt hơi... từ đó bùng phát thành dịch.
Đối tượng có khả năng lớn mắc bệnh sởi là trẻ em vì sức đề kháng kém. Thông thường bệnh sởi có biểu hiện:
- Sốt nhẹ hoặc vừa.
- Phát ban hồng, dát sẩn, rải rác hay lan rộng dính liền với nhau thành từng đám tròn 3-6 mm.
Biến chứng sởi rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng
Khi mắc bệnh, nếu không chữa trị kịp thời bệnh sởi có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, loét giác mạc, viêm não cấp tính…
2. Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi vì lúc này hệ miễn dịch vẫn còn non nớt, dễ bị virus tấn công. Các chủng virus hình thành nên tay chân miệng là Coxsackievirus A16 hoặc Enterovirus 71.
Hình ảnh virus tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua các chất tiết ở mũi, nước bọt, miệng, phân, khi trẻ hắt hơi, cầm nắm vào vật có chứa virus nên khả năng lây lan nhanh từ trẻ này sang trẻ khác, dễ tạo thành ổ dịch.
Khi nhiễm virus, trẻ thường sốt nhẹ, sẽ có những nốt mụn nước trên tay, chân, đầu gối, mông... và vết loét trong khoang miệng. Mụn nước còn xuất hiện ở mông hoặc quanh hậu môn. Ngoài dấu hiệu dễ nhận biết trên, bệnh tay chân miệng còn có một số triệu chứng như sau:
- Đau nhức, mỏi cơ bắp, đau đầu, cứng cổ.
- Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, ăn không ngon miệng.
- Trẻ em hay bị chảy nước miếng do đau họng.
- Trẻ chỉ thích đồ uống lạnh và thức ăn dạng lỏng.
3. Bệnh thuỷ đậu
Thuỷ đậu cũng là bệnh về da do virus thường gặp ở trẻ, dễ lây lan và có thể hình thành sẹo rỗ, khiến người bệnh mất tự tin trong cuộc sống.
Khoảng 14 -17 ngày sau khi bị nhiễm virus, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sốt khoảng 38°C và kéo dài 1-2 ngày, kèm theo đau đầu, chảy nước miếng, ho và các biểu hiện như khó chịu về thể chất, chán ăn... Lúc này, các triệu chứng rất giống với cảm lạnh và cha mẹ nên chú ý để phân biệt.
Không nên kiêng tắm cho trẻ bị thủy đậu
Sau khi xuất hiện các dấu hiệu kể trên, da của trẻ sẽ dần xuất hiện những nốt mụn đặc trưng, ban đầu chỉ mọc ở bụng hoặc lưng như vết muỗi đốt. Tiếp đó sẽ phát triển đến cổ tay và chân, một số trở thành mụn nước (mụn nước tại thời điểm này cũng tăng to dần lên, ban đầu nhỏ như hạt kê rồi tăng lên kích thước của hạt đậu xanh).
Khoảng trong vòng 24 giờ sau, các vùng mặt, lưng, bụng, chân tay của trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ và mụn nước, một số sẽ bắt đầu vỡ và để lại vết tổn thương, kéo dài khoảng một tuần, cho đến khi vết thương khô lại, da bị bong ra.
4. Bệnh zona
Bệnh zona cũng hình thành do virus Herpes zoster (Varicella zoster virus-VZV) - virus gây ra bệnh thuỷ đậu.
Bệnh nhân thuỷ đậu sau khi khỏi bệnh, virus này vẫn tồn tại trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Sau đó, vì một số nguyên nhân, chúng sẽ tái hoạt lại và tạo ra những mảng phát ban gây đau thường ở một bên cơ thể.
Triệu chứng đầu tiên của zona thường ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
Zona thần kinh có thể tái phát nhiều lần
Thông thường thì sau khi cơn đau xuất hiện được 1 - 3 ngày, các dải ban sẽ nổi lên, tấy đỏ, phồng lên ở ngay vị trí đau. Sau đó, ban sẽ tụ mủ và đóng vảy trong 10 - 12 ngày. Khoảng 2-3 tuần sau, ban sẽ biến mất, có thể để lại sẹo nếu tổn thương bị bội nhiễm.
Zona có thể gây ra biến chứng như: Đau dây thần kinh từng cơn lan tỏa hoặc thành "điểm đau nhói" dai dẳng, cảm giác rát, nóng, khu trú ở vùng đau sau zona. Ở người cao tuổi, đau sau zona thường dữ dội và khá dai dẳng.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hải đưa ra lời khuyên cách chữa các bệnh ngoài da do virus bằng gel Subạc trong video bến dưới.
Cách phòng tránh các bệnh ngoài da do virus
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị đối với bệnh về da do virus. Đa phần là sử dụng thuốc để giảm triệu chứng bệnh, đồng thời sẽ được chỉ định tự điều trị và cách ly tại nhà, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không tự sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc bôi nào mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh cũng thường ảnh hưởng nhiều hơn đến đối tượng trẻ em, vì vậy, ngoài việc nhận biết được về bệnh và cách xử lý thì cha mẹ có con nhỏ cũng cần lưu ý cách phòng tránh dưới đây:
- Vệ sinh thân thể, đồ chơi và vật dụng cá nhân của bé sạch sẽ.
- Sử dụng sản phẩm tẩy rửa dành riêng cho lứa tuổi của các bé. Nhẹ tay khi tắm, chăm sóc da cho bé.
- Cần chú ý quan sát các biểu hiện sức khỏe, nên thăm hỏi thường xuyên tình hình trường, lớp và có thể cho bé tạm nghỉ nếu không yên tâm khi có bạn cùng lớp mắc bệnh.
- Nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện lạ trên da kéo dài 2 - 3 ngày không dứt.
- Tiêm vắc-xin đúng quy định.
- Cho trẻ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng ở trẻ.
Sản phẩm thảo dược- Giải pháp giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus
Bệnh ngoài da do virus rất phổ biến, tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Trước thực tế đó, các nhà khoa học đã đã dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cốm Subạc với thành phần các thảo dược quý như: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ… kết hợp các khoáng chất thiết yêu như kẽm gluconate, L-Lysine, kali iodid và vitamin C giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian kéo dài của các bệnh: Thuỷ đậu, zona, sởi, tay chân miệng, chốc lở, viêm loét niêm mạc miệng do virus. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng.
Cốm Subạc giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus
Ngoài ra, người bệnh cũng nên sử dụng sản phẩm gel bôi ngoài da Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp cùng một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo... làm quá trình điều trị bệnh được rút ngắn.
Gel Subạc giúp sát khuẩn kháng viêm, giảm ngứa và ngăn ngừa sẹo hiệu quả
Cảm nhận của người dùng
Bằng sự an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh ngoài da do nhiễm virus, sản phẩm gel Subạc đã được nhiều khách hàng tin dùng suốt thời gian qua.
Tiêu biểu như trường hợp của chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, Hà Nội). Chị cùng chồng đã dùng gel Subạc khi bị thủy đậu. Chỉ sau 3 - 4 ngày, triệu chứng bệnh giảm hẳn, khống chế được toàn bộ nốt phỏng, mụn nước không lên thêm. Để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị thuỷ đậu của chị Hương, mời bạn theo dõi thêm TẠI ĐÂY.
Hay như trường hợp chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại: 0963121251). Nhờ có Subạc mà con trai chị đã vượt qua bệnh tay chân miệng an toàn. Xem ngay chia sẻ của chị An trong video dưới đây:
Đánh giá của chuyên gia
Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cốm Subạc trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tay chân miệng, mời bạn lắng nghe phân tích của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho trong video bên dưới.
>>> XEM THÊM: Phân tích của chuyên gia Nguyễn Thành về vấn đề bệnh sởi có ngứa không?
Mong rằng, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel Subạc mỗi ngày để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị zona ở trẻ mỗi ngày, bạn nhé!
Để hiểu thêm cách trị zona cho trẻ tại nhà và tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545
Nguyễn Duyên
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!