Đầu năm 2015, số ca bệnh nhân bị mắc bệnh chân tay miệng tại Hà Nội gần 500 trường hợp, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2014. Các chuyên gia liên tục cảnh báo, nếu không kiểm soát tốt, chắc chắn, tay chân miệng sẽ lây lan thành dịch lớn.
Triệu chứng của bệnh chân tay miệng ở trẻ
- Bệnh thường bắt đầu có dấu hiệu sốt nhẹ, cơ thể bé luôn mệt mỏi kèm theo biếng ăn do sưng họng và đau miệng.
- Khoảng vài ngày sau xuất hiện các chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành các vết loét. Các vết loét thường xuất hiện ở lợi, niêm mạc miệng và lưỡi.
- Sau khi xuất hiện ở miệng các bọng nước lan xuống lòng bàn tay, chân và đầu gối không gây ngứa.
- Bệnh có biểu hiện lâm sàng nhẹ và có thể tự khỏi sau 8-10 ngày.
- Bệnh hiếm khi để lại những biến chứng, tuy nhiên cũng đã có nhiều trường hợp nặng có những diễn biến nguy hiểm như: viêm màng não, phù phổi cấp, nặng hơn là gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng
Phương pháp điều trị khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng
- Hiện tại trên thị trường chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng. Sử dụng các biên pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng như: hạ sốt, giảm đau do các vết tổn thương trên da và khăc phục biến chứng. Có thể dùng pracetamol để hạ sốt.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng nước muối pha loãng nên dùng các đồ dùng cá nhân riêng biệt.
- Nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí và sạch sẽ.
Nếu có bội nhiễm nên sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thêm các vitamin C, vitamin PP, vitamin A và kẽm theo kê đơn của bác sĩ để hỗ trợ cho da, niêm mạc mau lành.
Chế độ dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cơ thể tránh tình trạng bị mất nước
- Những trẻ bị chân tay miệng thường kém ăn vì các vết loét ở niêm mạc miệng gây đau. Vì thế những thức ăn cho trẻ cần phải được xay nhuyễn, mềm và mịn tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ khi ăn. Những thức ăn như bột dinh dưỡng, sữa chua, súp rất tốt cho trẻ khi mắc bệnh.
- Có thể thay đổi khẩu phần ăn đa dạng cho trẻ mỗi ngày.
- Những thực phẩm giàu đạm như trứng, cá, sữa, hải sản rất tốt cho trẻ giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành vết thương.
Ngoài chế độ dinh dưỡng các bậc cha mẹ cũng cần chú ý đến lựa chọn sản phẩm điều trị cho trẻ. Để giảm bớt triệu chứng hiện tại trẻ nên kết hợp bôi thêm gel Subạc, với thành phần chính là nano bạc có tác dụng phá hủy chức năng màng tế bào sinh vật, vô hiệu hóa sự phát triển của chúng, thúc đẩy nhanh lành vết thương. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên Subạc rất an toàn với da và không có tác dụng phụ cũng như kích ứng da, sử dụng được cho mọi lứa tuổi. Có thể bôi Subạc vào vùng da bị bệnh để sát khuẩn da, giảm ngứa rát và ngăn ngừa hình thành sẹo. Trẻ nên bôi ngày 3-4 lần để đạt đạt kết quả tốt nhất.
Để biết rõ hơn mời các bạn xem video sau đây:
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà khi mắc bệnh châ tay miệng
Phương Thúy