Một số thông tin khi tiêm vắc xin sởi cho trẻ

Trên thế giới trước khi có vắc xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay sởi vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.

Một số thông tin cần thiết cha mẹ có con nhỏ trong độ tuổi tiêm vắc xin nên biết:

Tại sao phải  tiêm hai liều vắc xin sởi

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 80% trẻ được đáp ứng miễn dịch khi tiêm. Còn lại 20% không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch mẹ truyền sang, chất lượng bảo quản vắc xin, tình trạng sức khỏe. …Việc tiêm mũi vắc xin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch ở mũi thứ nhất hoặc những người chưa được tiêm. Từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng tăng lên 95%.

Những ai cần tiêm vắc xin sởi mũi thứ hai

Tất cả các trường hợp chưa được đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm vắc xin sởi mũi thứ nhất hoặc chưa từng tiêm. Tổ chức bộ y tế cho biết không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm vắc xin. Do vậy, đối tượng cần tiêm vắc xin sởi là những người chưa tiêm mũi thứ hai.

Có nên tiêm vắc xin đối với những người chưa từng mắc sởi

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi. Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.

Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không

Virus sởi cần thời gian xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, vắc xin có thể phòng bệnh nếu được tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng được biến chứng nặng do bệnh sởi gây ra.

Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng tuổi hoặc tiêm sớm hơn thời gian trên khi có chỉ đạo của chương trình mở rộng trong trường hợp cần thiết. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

 

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất 

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả và an toàn nhất

Có thể gặp phản ứng phụ khi tiêm vắc xin sởi

Vắc xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ như sốt, phát ban, sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm. Hầu hết các tác dụng phụ hết sau 1-2 ngày mà không cần phải điều trị. Phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau khi tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên

Bệnh sởi có khả năng lây lan rất nhanh, vì thế khi trẻ có dấu hiệu mắc sởi cần đưa đi khám ngay tại cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo lựa chọn cho bé những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất an toàn cho làn da của trẻ. Hiện nay trên thị trường có kem bôi ngoài da Gel SuBạc. Với thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan và dịch chiết sầu đâu cùng với tá dược vừa đủ sẽ phát huy tác dụng chống viêm, sát khuẩn giảm ngứa và giúp bay nhanh các ban sởi đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ mà không để vết thâm trên da.

Để biết được cách điều trị bệnh sởi hiệu quả ở trẻ nhỏ mời các bạn xem video sau đây:

Cách điều trị hiệu quả bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Linh Chi

 

   



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.