Điều gì mẹ nên biết khi con mắc bệnh chân tay miệng?

Những ngày vừa qua tuy chưa vào đỉnh điểm của mùa dịch nhưng hiện nay đã có khá nhiều trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Đặc biệt hơn có những trẻ bị tái lại chỉ sau thời gian ngắn. Điều này đã khiến cho nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Một số lưu ý dưới đây có thể giúp trẻ phòng tránh và chữa trị hiệu quả bệnh chân tay miệng.

Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên và đúng cách để phòng bệnh chân tay miệng

Cho tới nay bệnh chân tay miệng hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Nhưng một biện pháp được coi là vắc xin hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh này các mẹ nên biết là rửa tay bằng xà phòng.

Rửa tay bằng xà phòng nghe qua là một việc khá đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng biết rửa tay cho con đúng cách và rửa vào những thời điểm nào để ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.

Các nhà khoa học cho rằng: rửa tay thường xuyên là một cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lan bệnh cho cơ thể. Theo đó thì, những thời điểm cần rửa tay bằng xà phòng cho bé là: Trước và sau khi đi vệ sinh, ho hay hắt hơi vào tay,  sau khi vui chơi hoặc tiếp xúc ở những nơi công cộng hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy tay con bẩn.

Nên rửa tay dưới vòi nước sạch theo các bước sau đây:

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2:Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lạ

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch, sau đó khô tay bằng khăn sạch

 

Rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà phòng sát khuẩn

 

Phát hiện sớm triệu chứng để điều trị đúng cách

Chân tay miệng là bệnh có những biểu hiện khác nhau, giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày, sau đó đến giai đoạn khởi phát và cuối cùng là giai đoạn toàn phát. Chính vì thời gian ủ bệnh khá dài nên cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Mẹ Hải Anh có chia sẻ: “ Con mình bị chân tay miệng nhưng lúc đầu chỉ thấy con sốt mà không rõ nguyên nhân. Sau đó sốt cao kèm theo quấy khóc. Mình cho con uống hạ sốt rồi đưa vào viện, bác sĩ khám và kết luận họng bị viêm loét, amidan có chấm mủ, không phát hiện ra bệnh chân tay miệng nên có kê thuốc và về theo dõi.

Mình cho con về và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Con hết sốt nhưng kém ăn và liên tục chỉ vào miệng kêu đau. Lúc nãy mình mới kiểm tra miệng cháu thấy có những chấm đỏ như nhiệt ở lưỡi. Lần này đi khám bác sĩ kết luận bị chân tay miệng.”

Không phải ai cũng cẩn thận như mẹ Hải Anh.  Có nhiều mẹ chỉ thấy con sốt mà không có biểu hiện gì khác thường lại đổ tại thời tiêt hoặc có mẹ lại quan niệm  rằng: Tay chân miệng là phải khi nào các nốt ban nổi lên ở lòng bàn tay, chân và miệng thì mới là tay chân miệng…. 

Tuy nhiên, bệnh  chân tay miệng có nhiều thể khác nhau. Bệnh không có biểu hiện và diễn tiến giống nhau hoàn toàn ở các bé khác nhau. Nhiều gia đình có cả 2 con bị chân tay miệng nhưng biểu hiện của mỗi một đứa trẻ lại môt khác. Có bé chỉ sốt nhẹ, rồi đau họng, sau đó mới có chấm ban như nhiệt ở lưỡi, và cuối cùng mới lan ra tay, chân và mông. Cũng có những bé thì chỉ sốt nhẹ vào tối hôm trước đến hôm sau  khắp chân, tay, miệng đã đầy những vết loét….

Vì vậy, mẹ phải cực kỳ tỉnh táo và theo dõi con sát sao mới có thể phát hiện ra sớm các dấu hiệu bất thường ban đầu. Khi đã phát hiện con có dấu hiệu bất thường rồi cũng không nên chủ quan mà nên đưa con đến bác sỹ khám ngay nhằm phát hiện ra bệnh sớm để thuận tiện cho việc điều trị và theo dõi.

Sử dụng thuốc an toàn với thành phần từ tự nhiên

Do chưa có thuốc đặc trị nên bệnh tay chân miệng đã trở thành một căn bệnh lây nhiễm phổ biến ở trẻ em hiện nay. Chính vì vậy, hãy chăm sóc tốt cho bé ở các khâu từ vệ sinh, đến dinh dưỡng để bé có thể phòng tránh và hồi phục một cách nhanh chóng nếu đã mắc bệnh. Tại Việt Nam, một giải pháp mới mà nhiều người áp dụng và mang lại kết quả khả quan là dùng gel bôi ngoài da SuBạc được bào chế bằng công nghệ hiện đại với thành phần chính là nano bạc. Đặc biệt, khi nano bạc kết hợp cùng những thành phần thiên nhiên khác như dịch chiết xoan Ấn Độ, chitosan trong chế phẩm bôi ngoài da sẽ tạo thành một giải pháp toàn diện giúp tiêu diệt tất cả các loại virus, vi khuẩn gây bệnh trên da một cách an toàn, làm sạch da, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như tay chân miệng và ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Dùng được cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bôi trực tiếp vào miệng của bé mà không gây ảnh hưởng. Giúp mụn nước nhanh lành hiệu quả.

Để biết thêm về cách điều trị bệnh chân tay miệng hiệu quả, mời các bạn xem video sau đây:

Cách điều trị tay chân miệng nhanh chóng - BSCKI Nguyễn Hồng Hải tư vấn

Trần Thủy

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.