Các bệnh ngoài da ở trẻ em dễ dàng lây lan- Cha mẹ cần lưu ý!

Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều của mùa hè, những bệnh ngoài da ở trẻ em có nhiều cơ hội để phát triển, dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý các bệnh về da thường gặp dưới đây để biết cách phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời, tránh để bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân gây nên các bệnh ngoài da ở trẻ em

Do điều kiện thời tiết lý tưởng ở nước ta khiến các loại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác có cơ hội phát triển. Đồng thời, trẻ em rất nhạy cảm, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh.

Ngoài ra, da của trẻ cũng rất non nớt nên thường bị kích ứng với các tác nhân bên ngoài như thời tiết, sản phẩm tẩy rửa...

Môi trường lớp học cũng là một nguyên nhân khách quan gây bệnh ngoài da ở trẻ em vì ở đây, trẻ thường tiếp xúc với các bạn có mầm bệnh hoặc những vật dụng chứa mầm bệnh khiến bệnh lây lan nhanh, dễ thành dịch.

Nhận biết các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ

1. Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là một bệnh cấp tính do virus gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ em, dễ lây lan bùng phát thành dịch, đặc biệt vào mùa hè.

Bệnh có biểu hiện chính là tổn thương da dưới dạng bọng nước ở các vị trí như: Miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối. Thỉnh thoảng, mụn nước cũng xuất hiện ở cánh tay và chân.

Bệnh tay chân miệng có rất nhiều triệu chứng khác nhau, tuy nhiên, trẻ thường thấy các triệu chứng đặc trưng sau:

- Quấy khóc dai dẳng, thậm chí là cả vào ban đêm. Ngủ không yên giấc, cứ 15-20 phút lại bị giật mình tỉnh dậy, khi chơi cũng có hiện tượng giật mình. Trẻ chán ăn, thậm chí là không ăn. Đây là dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh nhẹ.

- Trẻ sốt cao trên 38 độ C kéo dài mà không đỡ. Lúc này, mẹ cần dùng một loại thuốc hạ sốt an toàn để giảm sốt cho trẻ, tránh sốt cao gây co giật,… ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí là tính mạng.

- Với một số trẻ thì sau 1 – 2 ngày đã xuất hiện các nốt đỏ mọc trong miệng (tương tự giống nốt nhiệt miệng), nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Những vết loét sẽ to dần và có thể tự hết trong khoảng 5 – 7 ngày.

- Sau khi xuất hiện vết loét trong miệng, những nốt nhỏ màu đỏ sẽ nổi dưới da trẻ, nhất là ở ngón tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 – 15 ngày.

Khi có những biểu hiện trên, mẹ cần đưa trẻ tới ngay những cơ sở y tế uy tín, để nhận được chỉ dẫn kịp thời của bác sĩ, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh tay chân miệng gây ra. Mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước, ăn những thực phẩm mềm và đảm bảo đủ chất.

2. Bệnh chốc lở

Chốc lở là tình trạng nhiễm trùng nông ở da do vi khuẩn gây ra. Bệnh dễ lây lan và thường lây trực tiếp từ vùng da bệnh đến vùng da lành trên cùng một trẻ, hoặc từ trẻ này sang trẻ khác. Trẻ em độ tuổi mẫu giáo chiếm 90% các trường hợp mắc bệnh.

Bệnh chốc lở có 2 loại là: Chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước.

- Chốc có bọng nước có biểu hiện ban đầu là xuất hiện dát đỏ có kích thước khoảng 0,5-1cm và nhanh chóng tạo bọng nước trên đó. Sau vài giờ, thành bọng mủ đục rồi vỡ và đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc màu nâu nhạt. Các bọng nước thường xuất hiện ở mặt, vùng da hở, hoặc bất kỳ chỗ nào, kể cả lòng bàn tay, bàn chân. Trẻ có thể bị viêm hạch lân cận và sốt nếu trở nặng nhưng rất hiếm gặp.

- Chốc không bọng nước có biểu hiện là xuất hiện các mụn nước, mụn mủ nhưng vỡ rất nhanh trên nền da đỏ ở mặt, xung quanh hốc mũi, miệng hoặc tay, chân. Bờ thương tổn thường có ít vảy da trông giống như bệnh nấm da. Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong hoặc nâu sáng, với một quầng đỏ nhỏ bao quanh.

Để đối phó với bệnh, các mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước trà xanh, sử dụng một số thuốc sát trùng như betadine hoặc methylen… Nếu không thấy cải thiện hoặc bệnh có xu hướng nặng lên thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Nên cho trẻ tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và tránh lây sang các bé khác.

3. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh cấp tính gây ra bởi virus Varicella Zoster, khả năng lây lan cực cao, dễ bùng phát thành dịch.

Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt dễ xảy ra với người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện như trẻ nhỏ, người già và phụ nữ đang mang thai.

Trẻ bị thủy đậu thường có các triệu chứng như mệt mỏi, biếng ăn, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng, nổi bóng nước ở đầu, mặt rồi lan ra toàn thân.

Đặc điểm của thủy đậu là trẻ chỉ bị 1 lần. Thủy đậu ở trẻ em thường nhẹ không để lại biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu có thể điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn đủ chất. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cho trẻ uống thuốc giảm ngứa, sốt và bôi ngoài để tránh sẹo.

4. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm paramyxo gây ra mà ai cũng có nguy cơ mắc phải, đặc biệt là trẻ em. Khi hắt hơi, sổ mũi hoặc ho, virus tồn tại ở hầu họng trẻ mắc bệnh sẽ phát tán trong không khí nên bệnh sởi rất dễ lây lan thành dịch.

Khi trẻ bị nhiễm virus, tùy từng giai đoạn mà sẽ có các biểu hiện khác nhau. Các mẹ có thể lưu ý một số triệu chứng dưới đây:

- Giai đoạn ủ bệnh: Trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn.

- Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt từ 38,5 – 40°C, dễ quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, người lả đi… Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như: Nôn trớ, tiêu chảy, mắt đỏ, trên mặt bắt đầu nổi ban hồng.

- Giai đoạn toàn phát: Trẻ sốt cao 39 – 40°C không hạ, kèm theo mê sảng, co giật và phát ban toàn thân.

Khi trẻ có các biểu hiện trên, mẹ cần cho bé tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả, tránh những biến chứng không đáng có. Nếu không có chỉ định nằm viện, mẹ cũng cần cho bé ở nhà để cách ly việc lây lan bệnh cho các bé khác cũng như có sự quan sát, đánh giá diễn biến của bệnh.

Những lưu ý để phòng và tránh các bệnh về da ở trẻ em

Các bệnh ngoài da ở trẻ em khá phổ biến, nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngoài việc nhận biết về bệnh và cách xử lý, thì mẹ cũng cần lưu ý giải pháp phòng ngừa dưới đây:

- Vệ sinh thân thể, đồ chơi và vật dụng cá nhân của bé sạch sẽ.

-Sử dụng sản phẩm tẩy rửa dành riêng cho lứa tuổi của các bé. Nhẹ tay khi tắm, chăm sóc da cho bé.

- Cần chú ý quan sát các biểu hiện sức khỏe, nên thăm hỏi thường xuyên tình hình trường, lớp và có thể cho bé tạm nghỉ nếu có bạn cùng lớp mắc bệnh.

- Nên đưa trẻ đi khám nếu có biểu hiện lạ trên da kéo dài 2 - 3 ngày không dứt.

- Tiêm vắc-xin đúng quy định.

- Cho trẻ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.

Sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da hiệu quả

Bệnh ngoài da do nhiễm virus thường xuyên gặp ở trẻ bởi dễ lây lan, đặc biệt trong môi trường như trường học, khu vui chơi. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nhiều cha mẹ vẫn luôn mong muốn tìm kiếm một sản phẩm để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị an toàn, không tác dụng phụ.

Nhận thấy những băn khoăn trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược như cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, kết hợp khoáng chất thiết yếu gồm kẽm gluconate, L-Lysine, kali iodid và vitamin C giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian kéo dài của thuỷ đậu, zona, sởi, chốc lở, viêm loét niêm mạc miệng do virus. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi ngoài da Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do virus gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo... thúc đẩy quá trình điều trị các bệnh ngoài da như: Sởi, chốc lở, zona, thuỷ đậu,….

Cảm nhận người dùng

Với tính an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Subạc.

Tiêu biểu như trường hợp chị Hà Thị Hải Anh (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). Khi con trai 19 tháng tuổi bị mắc bệnh sởi, chị phát hiện muộn và rất lo lắng. Nhờ tham khảo thông tin trên các phương tiện truyền thông, chị đã biết tới gel bôi Subạc. Sau 1 ngày bôi, chị đã thấy con dứt sốt và sang ngày thứ 2 thì các phát ban sởi nhạt dần.

Hay như chị Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại: 0344.232.386) đã dùng gel Subạc để vượt qua bệnh thủy đậu dễ dàng. Xem thêm chia sẻ của chị Hồng qua video này:

Đánh giá của chuyên gia

Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.

Với những thông tin trên, bạn đã hiểu hơn về bệnh ngoài da do virus ở trẻ. Để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel Subạc mỗi ngày, bạn nhé!

Nếu cần thêm thông tin về các bệnh ngoài da do virus ở trẻ hoặc tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ hotline (zalo/viber): 09167550600916757545

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.