Dù không còn ngỡ ngàng với căn bệnh thủy đậu như trước đây, nhưng nhiều người vẫn chưa có kiến thức để phòng ngừa và điều trị bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm. Ai cũng có nguy cơ bị thủy đậu, vì vậy mọi người đừng bỏ qua nội dung bài viết này nhé!
Tác giả: Hương Giang
4 điều cần nhớ khi nhiễm dịch bệnh thủy đậu
Thủy đậu còn được gọi với cái tên dân gian là bệnh trái rạ - do một loại virus varicella zoster gây nên. Mặc dù, nhiều người trong chúng ta từng bị bệnh này ngay từ khi còn nhỏ, nhưng thực chất về mức độ nguy hiểm của chúng thì không phải ai cũng hiểu rõ hết. Dưới đây là 4 điều bạn cần ghi nhớ khi mắc bệnh thủy đậu:
Thủy đậu – Bệnh ngoài da do nhiễm virus phổ biến hiện nay
Bệnh thủy đậu do virus gây ra, chúng có thể tấn công ở mọi lứa tuổi, và tất nhiên, không ngoại trừ đối tượng người lớn, vì vậy mọi người không nên chủ quan. Mặt khác, khi người lớn mắc bệnh thủy đậu thì tính chất nguy hiểm còn nghiêm trọng hơn ở trẻ nhỏ do khó phát hiện và có phần chủ quan.
1. Nổi ban đỏ, ho, ngứa, sốt - Dấu hiệu bệnh thủy đậu
Virus thủy đậu khi xâm nhập vào cơ thể thường khởi đầu bằng những nốt ban đỏ, bóng nước nổi khắp người bao gồm: Miệng, mí mắt, ngực, bụng, lưng,… và vùng sinh dục) kèm cảm giác ngứa lâm râm, sốt từ 37,5 – 39 độ C, nhức đầu, mệt mỏi… Bệnh thường xuất hiện từ 7 – 10 ngày là có thể lặn và khỏi dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh trở nặng gây nhiễm trùng nốt mụn, viêm đường hô hấp, viêm não,… thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Nhẹ thì cũng để lại sẹo thâm, lõm trên da, gây mất thẩm mỹ.
Hình ảnh mụn nước thủy đậu
2. Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Thủy đậu có thể lan một cách nhanh chóng qua đường không khí (hô hấp) khi người bệnh ho, sổ mũi hoặc hắt xì mà người lành vô tình hít phải. Ngoài ra, thủy đậu còn lây khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ các ban bóng nước. Bệnh nhân bị thủy đậu có thể lây cho người khác từ hai ngày trước khi phát ban và cho đến khi nốt mụn se lại, tạo thành sẹo. Nếu tiếp xúc với virus varicella zoster, phải cần khoảng 10 – 21 ngày mới phát bệnh. Nếu con bạn bị trái rạ, bé phải nghỉ học ở nhà cho đến khi ban hoàn toàn lành, thường trong khoảng 6 – 7 ngày sau phát ban. Cũng nên giữ trẻ tránh xa những bé khác chưa bị bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vacxin phòng virus này.
Virus thủy đậu lây qua đường hô hấp
>>> Xem thêm: Cách chữa thủy đậu bằng dân gian
3. Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?
Thông thường, thủy đậu là một bệnh virus lành tính, nếu phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm như:
- Các nốt mụn nước thủy đậu bị bội nhiễm, gây vỡ, nhiễm trùng, viêm, lở loét da,… nếu không điều trị đúng cách có thể để lại sẹo thâm lõm trên da vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng huyết là biến chứng rất nguy hiểm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Một số trường hợp có thể xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng do virus thủy đậu.
- Biến chứng viêm não, viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như: Điếc tai, bại não, hệ thần kinh bị liệt,… gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
- Trường hợp mang thai trong lúc bị thủy đậu, trẻ rất dễ bị dị dạng khi sinh ra hoặc sinh non,…
Người bị thủy đậu có thể gặp biến chứng nguy hiểm
4. Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu tại nhà
Nếu con hay người thân trong gia đình bạn bị thủy đậu, đừng ngạc nhiên khi bác sĩ không yêu cầu đưa họ vào viện ngay. Việc đưa người nhiễm virus thủy đậu vào bệnh viện sẽ làm tăng nguy cơ lây lan bệnh tại phòng chờ khám. Vì thế, nếu người bị sốt, bạn có thể cho họ uống thuốc hạ sốt.
Lưu ý: Không bao giờ cho người bệnh uống aspirin. Sử dụng aspirin sẽ liên quan đến hội chứng nghiêm trọng Reye, gây ảnh hưởng đến gan và não. Ibuprofen cũng được khuyến cáo không nên sử dụng vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn.
Nếu bị thủy đậu, bạn hãy tắm bột yến mạch và thoa kem dưỡng ẩm da, giúp người bệnh giảm ngứa, vùng da tổn thương không bị khô ráp. Hãy cắt tỉa móng tay, giữ vệ sinh cho sạch sẽ, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Hãy để ý và đưa ra lời khuyên với những người đang nhiễm virus thủy đậu: Đừng gãi làm trầy xước bóng nước, như vậy nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo rất lớn.
Tiêm vacxin phòng tránh thủy đậu là cách tốt nhất hiện nay
>>> Xem thêm: Người bị thủy đậu uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu
Bên cạnh 4 điều bạn cần nhớ khi bị thủy đậu kể trên, hiện nay, còn có một giải pháp hay giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thủy đậu vô cùng an toàn, hiệu quả, đó chính là sản phẩm gel bôi có nguồn gốc từ thảo dược. Một trong số sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao, nhiều người ưa chuộng và sử dụng mang lại hiệu quả thiết thực đối với các bệnh ngoài da do virus như: Thủy đậu, sởi, zona, tay chân miệng,… đó chính là Gel Subạc.
Gel Subạc – Giải pháp cho người bị bệnh thủy đậu
Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan,… đã tạo nên một công thức độc đáo giúp đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh thủy đậu. Để thuận tiện trong việc sử dụng, các nhà khoa học đã bào chế công thức này thành dạng gel bôi tiện dùng.
Chia sẻ của khách hàng
Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) bị thủy đậu trong lúc đang mang thai. May mắn khi chị biết tới gel Subạc, sử dụng vài ngày, các nốt mụn đã dần cải thiện. Để hiểu rõ về quá trình vượt qua thủy đậu của chị Hồng, bạn hãy xem chia sẻ của chị tại video này:
>>> Xem thêm: Cách cải thiện các tổn thương ngoài da hiệu quả
Đánh giá của chuyên gia
“Khi bị thủy đậu, bạn cần đi khám và điều trị sớm. Bạn nên dùng gel Subạc để bảo vệ da và cải thiện tình trạng thủy đậu”. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của gel Subạc, mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyên Thành tư vấn tại đây:
>>> Xem thêm: Đánh giá của chuyên gia về tác dụng của gel Subạc
Với 4 điều cần biết về bệnh thủy đậu được đề cập tới trong nội dung bài viết trên, mong rằng mọi người đã có cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Bạn đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là nano bạc như gel Subạc mỗi ngày nhé!
Để được giải đáp thêm về bệnh thủy đậu hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545