Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi nhưng thực tế bất kỳ ai cũng có thể mắc. Bệnh rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch. Tuy bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng nếu người mắc chủ quan, không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do nhiều chủng virus gây nên. Tay chân miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhưng không có nghĩa là người lớn không bị nhiễm bệnh. Với tốc độ lây lan vô cùng nhanh, bệnh tay chân miệng dễ bùng phát thành dịch, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 9 mỗi năm. Vì vậy, mỗi người đều cần trang bị cho mình những thông tin quan trọng về bệnh để có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng do nguyên nhân nào gây ra?
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng chủ yếu là do virus enterovirus. Virus này gồm có 2 loại chính: Coxsackie A-16 và enterovirus 71 (ít gặp hơn). Virus A-16 gây ra thể bệnh nhẹ, có thể tự khỏi, trong khi enterovirus 71 dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường khởi phát với các triệu chứng: Sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, thậm chí nếu nặng, người bệnh có thể hôn mê.
Bệnh ít gặp ở người lớn, nhưng không phải không thể xảy ra. Người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng, nhưng các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn sang những bệnh ngoài da khác.
Thông thường tay chân miệng chỉ xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ sơ sinh. Triệu chứng bệnh tay chân miệng tương đối rõ ràng. Một số dấu hiệu điển hình ở trẻ em bao gồm:
- Nổi ban đỏ dạng phỏng nước: Là đặc điểm rõ ràng nhất ở trẻ. Những bóng nước nổi trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng có thể vỡ ra gây đau đớn cho trẻ.
- Loét miệng, phỏng nước gây đau, trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
- Sốt nhẹ, nôn mửa.
Trong trường hợp trẻ sốt cao và nôn nhiều rất dễ tiến triển nguy hiểm, gây ra một số biến chứng lên tim mạch, thần kinh, hô hấp.
Nhận biết sớm bệnh tay chân miệng giúp điều trị tốt hơn
Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Hầu hết người bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Nhưng để tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị hiệu quả tại nhà và nhận biết những biểu hiện nguy cơ để tới viện kịp thời.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Điều trị bệnh tay chân miệng hiện nay dựa trên nguyên tắc: Làm giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng và phòng ngừa biến chứng mất nước. Cụ thể:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.
- Hạ sốt khi sốt cao bằng cách lau mát người hoặc dùng paracetamol với liều 10mg/kg/lần và uống cách nhau tối thiểu 6 giờ (tuyệt đối không dùng các thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen,... để hạ sốt, giảm đau).
- Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày: Sáng và tối.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tái khám 1 hoặc 2 lần trong 5 đến 10 ngày đầu phát bệnh.
- Phòng ngừa biến chứng mất nước: Các vết loét ở miệng hay hầu họng sẽ khiến người bệnh khó nuốt, đau đớn, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo bổ sung đủ lượng nước trong một ngày.
Hiện nay, rất nhiều người có thói quen sử dụng thuốc bôi xanh methylen để thoa lên những vết loét giúp sát trùng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc bôi xanh methylen gây mất thẩm mỹ, đồng thời khiến các tổn thương lâu lành và có thể để lại sẹo.
Vì thế, các chuyên gia khuyến nghị điều trị kết hợp với các thảo dược từ thiên nhiên giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện nhanh chóng triệu chứng cho người bệnh.
Bộ đôi thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng an toàn và hiệu quả
Trong đó, nổi bật hơn cả là bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” cốm & gel Subạc với thành phần thảo dược từ thiên nhiên, tác động trực tiếp lên nguyên nhân sâu xa gây bệnh tay chân miệng: Đó là do sự suy yếu hệ miễn dịch (đề kháng kém), khiến cơ thể không đủ sức chống lại tác nhân virus gây bệnh. Đặc biệt, sử dụng gel Subạc với thành phần chính là nano bạc giúp nhanh lành các vết tổn thương trên da và tránh để lại sẹo. Từ lâu, nano bạc đã được biết đến và đưa vào nhiều nghiên cứu để chứng minh tác động lên da. Tại nước ta, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã chứng minh rằng: Chỉ với 1 lượng nano bạc rất nhỏ đã có thể tiêu diệt hầu hết các loại virus gây bệnh. Vì thế, sử dụng sản phẩm có thành phần nano bạc có thể mang lại hiệu quả cao trong cải thiện các triệu chứng bệnh ngoài da.
>>> XEM THÊM: Trẻ bị tay chân miệng phải làm sao? Điều trị bao lâu thì khỏi? Mẹ có biết?
Khi nào cần đến bệnh viện?
Những đối tượng cần đến bệnh viện ngay sau khi phát hiện mắc bệnh tay chân miệng bao gồm: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, người suy giảm hệ thống miễn dịch bẩm sinh.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị tay chân miệng tại nhà, nếu người bệnh gặp phải những biểu hiện sau, hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị càng sớm càng tốt:
- Sốt cao trên 39,5 độ C. Trẻ quấy khóc liên tục, run tay chân, co giật, nôn ói nhiều, da tím hoặc xanh tái,...
- Các triệu chứng của người bệnh không được cải thiện sau 10 ngày, mặc dù đã điều trị theo hướng dẫn.
- Không có khả năng bổ sung đủ lượng nước trong 1 ngày.
Chăm sóc người bệnh tay chân miệng
Chăm sóc đúng cách người bệnh tay chân miệng cũng góp phần cải thiện triệu chứng và giúp họ vượt qua bệnh một cách nhanh chóng.
Bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì?
Đối với người bị bệnh tay chân miệng cần phải có một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng.
Thực phẩm nên ăn: Trứng, thực phẩm thanh mát (bột sắn dây), chế biến đồ ăn dễ nuốt và hấp thu tốt hơn như cháo, súp, canh. Tuy nhiên, vẫn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để chống chọi với bệnh tật.
Thực phẩm kiêng ăn:
- Tránh ăn các thực phẩm giàu arginine như socola, lạc, các loại hạt, nho khô,...
- Không ăn đồ mặn, cay nóng gây kích ứng vì chúng làm trầm trọng hơn các vết loét trong khoang miệng.
- Tránh ăn các đồ ăn giàu chất béo bão hòa như: Phô mai, bơ lạt,... vì có thể làm da tiết nhiều dầu, ảnh hưởng tới sự hồi phục của bệnh.
>>> XEM THÊM: Những món ăn cho trẻ bị tay chân miệng và thảo dược giúp cải thiện bệnh hiệu quả
Chăm sóc người bệnh tay chân miệng đúng cách giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng
Bệnh tay chân miệng tắm lá gì?
Nhiều người nghĩ rằng, bệnh tay chân miệng cần kiêng tắm, hạn chế tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm, vì việc không vệ sinh sạch sẽ chính là môi trường thuận lợi cho sự phát triển, nhân lên của virus.
Đặc biệt, sử dụng các loại lá từ thiên nhiên để tắm cũng là một biện pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giúp nhanh khỏi bệnh. Một số loại lá có thể sử dụng nấu nước tắm cho người bệnh tay chân miệng bao gồm:
- Lá chè xanh: Được chứng minh chứa nhiều chất kháng khuẩn, giúp hạn chế sự nhiễm trùng vết lở loét.
- Rau sam: Trong đông y, rau sam thường được dùng với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp các vết loét chóng lành.
- Lá nhọ nồi: Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn. Ngoài đun nước tắm, người bệnh có thể xay lá nhọ nồi lấy nước uống, giúp hạ sốt cực kỳ hiệu quả và an toàn.
- Lá bạc hà: Giúp thanh nhiệt, giải độc rất tốt nên có thể sử dụng để uống và tắm.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng cho đến nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa. Vì vậy, mỗi người đều cần phải chủ động phòng chống theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, cụ thể như sau:
- Rửa tay với xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn và đi vệ sinh.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. Đảm bảo các vật dụng ăn uống luôn sạch sẽ trước khi sử dụng.
- Không mớm thức ăn cho trẻ. Không cho trẻ dùng tay bốc đồ ăn, ngậm mút đồ chơi,...
- Vệ sinh sạch sẽ vật dụng sinh hoạt và nhà cửa.
- Hạn chế đến những nơi đông đúc, khả năng lây nhiễm cao trong mùa dịch.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng giúp ngăn ngừa tác động của virus gây bệnh
Tay chân miệng có lây không và lây qua đường nào?
Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp và tiêu hóa, dễ bùng phát thành dịch. Cụ thể như sau:
- Dịch tiết mũi và hầu họng như: Nước mũi, nước bọt, đờm,...
- Dịch bên trong mụn nước.
- Các giọt bắn vào không khí khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi.
- Chất thải từ cơ thể người bệnh như nước tiểu, phân.
- Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng bị nhiễm virus như đồ dùng sinh hoạt, tay nắm cửa, đồ chơi,...
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Bệnh tay chân miệng thường tự khỏi và không gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta được chủ quan. Bởi nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
- Mất nước là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh tay chân miệng. Khi xuất hiện các vết lở loét trong miệng và hầu họng, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc ăn uống, dẫn tới mất nước, làm bệnh thêm trầm trọng.
- Viêm màng não virus: Xảy ra nhiễm trùng dẫn đến viêm màng não và dịch não tủy.
- Viêm não: Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người.
- Bại liệt, tê liệt các chi.
Ngoài ra, người mắc bệnh tay chân miệng có thể gặp một số biến chứng trên hệ thần kinh, hô hấp, tim mạch như: Phù phổi cấp, suy tim, tổn thương cơ tim, trụy tim mạch gây tử vong nhanh chóng.
Bệnh tay chân miệng sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời
Tay chân miệng là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, dễ bùng phát thành dịch. Phát hiện sớm và có biện pháp điều trị tay chân miệng đúng cách là giải pháp hiệu quả giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hy vọng qua bài viết này, độc giả đã có cho mình những thông tin cần thiết cũng như cách chữa trị bệnh tay chân miệng hiệu quả và an toàn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tay chân miệng, hãy liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545, dược sĩ sẽ tư vấn chi tiết sớm nhất.
Tài liệu tham khảo
https://www-cdc-gov.translate.goog/hand-foot-mouth/index.html?
https://www.webmd.com/children/guide/hand-foot-mouth-disease