Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?. Những dấu hiệu nào cho biết bé mắc bệnh sởi? Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị bệnh sởi ra sao? Đó là những câu hỏi của rất nhiều phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc trên, đồng thời cung cấp những kiến thức hữu ích liên quan đến bệnh sởi.
Nguyên nhân mắc bệnh sởi ở trẻ em
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Virus sởi tồn tại ở họng và trong máu của người bệnh từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến khi phát ban một thời gian ngắn. Loại virus này dạng hình cầu với đường kính 120-250nm có sức chịu đựng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát khuẩn thông thường hoặc ánh nắng mặt trời, sức nóng,...
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường mắc bệnh sởi nhiều nhất do sức đề kháng còn yếu, virus sởi rất dễ xâm nhập và phát bệnh.
Trước kia, bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa xuân khi tiết trời hơi se lạnh, nồm, ẩm. Tuy nhiên những năm gần đây, sởi xuất hiện ở tất cả các mùa, kể cả trong ngày hè có nhiệt độ cao.
Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi cao
Sởi là bệnh rất dễ lây lan từ người sang người khi tiếp xúc gần và thường gặp ở trẻ em 2 - 6 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là những đối tượng sau:
Người chưa được tiêm ngừa vắc - xin sởi từ khi còn nhỏ.
Người thường xuyên đi du lịch quốc tế. Đặc biệt là du lịch ở các quốc gia có bệnh sởi xảy ra phổ biến. Trong quá trình tham quan, vui chơi tại các địa điểm đó, nếu không chú ý biện pháp phòng ngừa cá nhân thì khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao.
Người có sức đề kháng kém hoặc bị thiếu hụt vitamin A
Những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ
Thông thường, thời gian ủ bệnh của bệnh sởi là từ 7 -14 ngày. Trong thời gian này, trẻ chưa xuất hiện triệu chứng gì đặc biệt. Qua giai đoạn ủ bệnh này, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau:
Trẻ bị sốt cao liên tục với nhiệt độ có thể lên tới 39°C - 40°C.
Khó thở, thở nhanh.
Viêm đường hô hấp, ho khan kéo dài có khi có ít đờm, chảy nước mũi.
Mắt đỏ, chảy nước mắt và có hiện tượng sợ ánh sáng.
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không chịu chơi.
Xuất hiện ban sởi đỏ rất đặc trưng: Lúc đầu ban nổi ở chân tóc, vùng gáy, sau đó lan dần ra mặt, rồi lan xuống ngực bụng, cuối cùng là toàn thân. Ban sởi tồn tại từ hai đến ba ngày rồi lặn theo trình tự đã mọc, để lại trên da những vết thâm vằn như da hổ, da báo, đồng thời giảm dần các biểu hiện khác.
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên là bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng và cần được chăm sóc đặc biệt, tránh gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm màng não, mờ hoặc viêm loét giác mạc,...
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh sởi
Bệnh sởi ở trẻ không quá nguy hiểm nên cha mẹ có thể chăm sóc và điều trị tại nhà nếu đủ điều kiện. Khi đó, cha mẹ có thể tham khảo những cách sau:
Cách ly hoàn toàn với trẻ không bị bệnh: Sởi là bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Do vậy, tuyệt đối không cho trẻ bị bệnh và trẻ lành nói chuyện, vui chơi cùng nhau để ngăn ngừa sự lây lan của virus sởi.
Vệ sinh thân thể hàng ngày, không để cơ thể bị lạnh: Khi bị sởi, trẻ hay có hiện tượng sốt cao, mồ hôi tiết ra nhiều gây ngứa ngáy khó chịu. Do vậy, mẹ cần tắm rửa sạch sẽ cho bé tránh tình trạng viêm da. Nhiều cha mẹ cho rằng, bệnh sởi nên kiêng nước, kiêng gió nhưng đây đều là quan niệm sai lầm. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, thoải mái để hạn chế kích ứng dẫn đến trầy xước da.
Cắt và làm sạch móng tay trẻ: Thông thường, các ban sởi đỏ dễ gây ngứa ngáy khó chịu cho da nên theo bản năng, trẻ sẽ gãi nhằm làm giảm cảm giác ngứa. Và hành động đó sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến thời gian điều trị bệnh kéo dài.
Cho bé uống hạ sốt theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Nhỏ mắt bằng nước muối mỗi ngày 2-3 lần để mắt không bị khô, đỏ khó chịu.
Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu. Nên nấu chín kỹ và chọn theo sở thích của trẻ vì trong thời gian này, cơ thể trẻ hay mệt mỏi biếng ăn.
Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung thêm vitamin A để bảo vệ mắt cho trẻ.
Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày cho trẻ.
Sử dụng kem bôi ngoài da trị sởi.
Không kiêng gió, kiêng nước quá mức.
Những cách chăm sóc trẻ bị sởi ở trên sẽ giúp nhanh khỏe lại hơn. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn luôn phải theo dõi các biểu hiện ở trẻ, từ đó có những phát hiện và can thiệp kịp thời.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi
Mặc dù sởi thường phổ biến ở trẻ em nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí những triệu chứng lâm sàng còn nặng hơn ở trẻ. Do đó, khi chăm sóc trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đeo khẩu trang, rửa tay thật sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ.
Luôn giữ không gian nhà ở, khu vực sinh hoạt được thoáng mát.
Thường xuyên lau dọn sàn nhà, vệ sinh sạch bàn ghế, đồ chơi của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sởi cho bé
Hiện nay, ngoài vắc - xin phòng bệnh sởi ở trẻ, nhiều bậc phụ huynh cũng có xu hướng sử dụng thêm các sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh sởi có nguồn gốc thảo dược an toàn cho bé sử dụng.
Tiêu biểu là sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược an toàn, lành tính. Các thành phần thảo dược có trong trong cốm Subạc được ví như kháng sinh thực vật bao gồm: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian kéo dài của tay chân miệng, thuỷ đậu, zona, sởi, chốc lở, viêm loét niêm mạc miệng do virus. Sản phẩm được bào chế dưới dạng cốm, vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sử dụng thêm sản phẩm gel bôi ngoài da Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do sởi gây ra, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo.
Cảm nhận người dùng
Với tính an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như gel Subạc.
Tiêu biểu như trường hợp chị Hà Thị Hải Anh (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội).
Con trai chị Hải Anh bị sởi khi chỉ mới 19 tháng tuổi. Do phát hiện muộn nên bệnh tình trở nặng khiến chị vô cùng lo lắng. Nhờ biết tới gel bôi Subạc, chỉ sau 1 ngày bôi, chị đã thấy con dứt sốt và sang ngày thứ 2 thì nốt phát ban sởi nhạt dần.
Đánh giá của chuyên gia
Không chỉ được khách hàng tin dùng mà Subạc còn được các chuyên gia đánh giá rất cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh sởi ở trẻ nói riêng và các bệnh ngoài da do virus nói chung.
Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ đã hiểu rõ về bệnh sởi ở trẻ cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Ngoài việc chú ý đến đến độ dinh dưỡng, cha mẹ hãy sử dụng cốm thảo dược Subạc để giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus nhé.
Nếu muốn biết thêm thông tin về bệnh sởi ở trẻ cũng như bộ sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ qua (zalo/viber): 0916755060 – 0916757545.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!