Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh có thể gây thành dịch.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Trên thế giới trước khi có vắc xin phòng bệnh, hằng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,7 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì mắc sởi
Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ đã giảm so với trước khi triển khai tiêm vắc xin.
Mù lòa, viêm não, tiêu chảy cấp là các biến chứng nguy hiểm khi mắc sởi, Thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, người mắc HIV hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi phụ nữ mang thai có thể gây ra sảy thai hay để non.
Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hắt hơi, ho, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Bệnh lây nhiễm từ người qua người , không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
Những ai có nguy cơ mắc sởi
Tất cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ cao mắc sởi là trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang, trẻ đã được tiêm nhưng không đáp ứng miễn dịch, thanh niên chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm vắc xin sởi trước đây. Do vậy các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng vắc xin sởi càng sớm càng tốt.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
Trẻ nhỏ là đối tượng mắc sởi nhiều nhất
Bệnh có biểu hiện như thế nào?
Trong vòng 7-21 ngày sau khi tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng như sốt cao, hắt hơi, ho, ở giai đoạn toàn phát bệnh nhân có dấu hiệu phát ban sẩn đỏ, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi lan xuống đến tay, chân. Ban cũng bay theo thứ tự trên.
Sau khi mắc bệnh, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên bệnh nhân dễ bị biến chứng gây nguy hiểm.
Chân đoán bệnh bằng phương pháp gì?
Chẩn đoán bệnh sởi dựa trên xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.
Bên cạnh đó có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
Bệnh sởi có khả năng lây lan rất nhanh, vì thế khi trẻ có dấu hiệu mắc sởi cần đưa đi khám ngay tại cơ sở y tế để có hướng điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo lựa chọn cho bé những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất an toàn cho làn da của trẻ. Hiện nay trên thị trường có kem bôi ngoài da Gel SuBạc. Với thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan và dịch chiết sầu đâu cùng với tá dược vừa đủ sẽ phát huy tác dụng chống viêm, sát khuẩn giảm ngứa và giúp bay nhanh các ban sởi đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ mà không để vết thâm trên da.
Để biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm, mời các bạn xem video sau đây do Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh phân tích về tác dụng của nano bạc với các bệnh ngoài ra do virus trong đó có bệnh sởi:
Phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng của nano bạc
Linh Chi