Bệnh sởi do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước, sau 4 ngày người bệnh sẽ phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.
1. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là trẻ nhỏ không có miễn dịch từ mẹ truyền sang, trẻ đã tiêm vắc xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch, thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm vắc xin trước đây.
2. Biểu hiện của bệnh sởi?
Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân.
3. Cách phát hiện sớm bệnh sởi?
Bất kể ai chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi có tiếp xúc với người bị sởi mà có biểu hiện sốt 39-40 độ, đỏ mắt, kèm ho khan, chảy nước mũi, cần đến khám ngay tại cơ sở y tế.
4. Cách tốt nhất để phòng chống bệnh sởi hiện nay?
- Thường xuyên nghe thông báo của ngành y tế về bệnh dịch.
- Cần áp dụng đầy đủ các khuyến cáo của ngành y tế cũng như của y tế cơ sở khi có dịch xảy ra.
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy cần tránh chỗ đông người. Người lớn mỗi khi về nhà cần vệ sinh cơ thể, răng miệng trước khi chăm sóc trẻ.
- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh, đưa đi khám.
- Cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ hai mũi theo khuyến cáo của ngành y tế.
Tiêm phòng sởi là cách phòng tránh sởi hiệu quả nhất
5. Cách phân biệt sốt do sởi với các loại sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt do viêm amidan, sốt do chân tay miệng?
- Sốt do sởi thường xuất hiện ở trẻ em chưa được tiêm phòng sởi.
- Trẻ có sốt cao, 39-40 độ, kèm theo mắt kèm nhèm, ho nhiều, ho khan, chảy nước mũi, thậm chí có tiêu chảy phân lỏng 1-2 lần trong ngày.
- Đến ngày thứ ba của sốt sẽ thấy ban sởi mọc, thông thường bắt đầu ở vùng sau tai, trán, mặt, lan dần xuống cổ, thân mình và chân tay.
Đây là các dấu hiệu chính. Tuy nhiên, cách tốt nhất khi trẻ có biểu hiện bệnh như sốt, ho hoặc có dấu hiệu bất thường khác, nên đưa các cháu đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ khám và tư vấn đầy đủ.
6. Có nên tắm hạt mùi khi bị sởi?
Hiện nay không có bằng chứng khoa học nào về việc tắm hạt mùi hay các loại cây cỏ có tác dụng phòng tránh bệnh sởi. Vì vậy, phụ huynh cần cẩn trọng khi sử dụng các phương pháp này.
7. Bị sởi có nên chữa ở nhà?
Bước đầu, nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất, đừng đến chỗ tập trung quá đông bệnh nhân để tránh lây bệnh. Cần xin ý kiến đầy đủ về cách chăm sóc cháu tại nhà, sau đó có thể chăm sóc con tại nhà theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ.
Sử dụng sản phẩm an toàn để điều trị bệnh sởi
Mặc dù trẻ đã tiêm phòng nhưng vẫn có thể bị sởi, đây là bệnh rất dễ lây lan, vì thế khi có triệu chứng mắc sởi ở trẻ các bậc cha mẹ cần cho trẻ đi khám và điều ngay tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tham khảo các sản phẩm từ tự nhiên vì rất an toàn, không gây tác dụng phụ đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay đang được các bác sĩ và bệnh nhân tin tương sử dụng vì mang lại hiệu quả tốt là gel SuBạc. Với thành phần chính là nano bạc kết hợp neem và chitosan cùng với tá dược vừa đủ sẽ phát huy tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và giúp bay nhanh các ban sởi đẩy nhanh quá trình hồi phục cho trẻ mà không để lại sẹo trên da. Để có hiệu quả tốt nhất, nên bôi gel SuBạc cho trẻ bị bệnh ngày 4 lần trong quá trình điều trị.
Để biết rõ hơn về tác dụng của sản phẩm mời các bạn xem video sau đây do Tiến Sĩ Nguyễn Thị Vân Anh phân tích về tác dụng của nano bạc có trong sản phẩm:
Phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng của nano bạc
Lan Hương