3 thông tin nên biết khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ, dân gian gọi là phỏng rạ, là một trong những bệnh lý có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng. Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh thủy đậu nhất do sức đề kháng còn yếu kém và cơ hội tiếp xúc với môi trường khá rộng.

Theo thống kê hàng năm của nghành y tế, bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 và tháng 4 trong năm. Khi trẻ mắc bệnh các bậc cha mẹ nên chú ý một số đặc điểm sau để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và phòng ngừa sự lây lan ra cộng đồng một cách hiệu quả.

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng

Loại virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp, người lành dễ bị nhiễm nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bênh nhân ho, hắt hơi, hoặc nhảy mũi.. nhất là trẻ em. Một số lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp từ các bọng nước khi vỡ ra của bệnh nhân. Đặc biệt phụ nữ mang thai không may bị nhiễm sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do một loại virus có tên khoa học là .Varicella - Zoster gây ra. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nhóm tuổi đang đi học. Theo thống kê của Viện Pasteur TP.HCM có tới 90% số bệnh nhân bị nhiễm bệnh là trẻ em có độ tuổi từ  2-7 tuổi. Thời gian gần đây, theo ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh số người lớn bị nhiễm thủy đậu bắt đầu phổ biến, đây là nguồn lây bệnh thuận lợi và nhanh chóng vì trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, đặc biệt những trẻ chưa được tiêm vắc xin thủy đậu.

Bệnh lành tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng

Bệnh thủy đậu nếu được chăm sóc đúng cách, nhất là việc giữ vệ sinh da tốt thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10-14 ngày và không để lại bất cứ biến chứng nào.

Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu đã được các bác sĩ điều trị ghi nhận, đặc biệt là những trường hợp nặng không được chăm sóc phù hợp cụ thể như sau:

 Nhiễm trùng nốt thủy đậu dẫn đến viêm loét, nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da.

Nhiễm trùng huyết làm suy sụp sức khỏe của trẻ, nếu không được chữa trị có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng viêm não, viêm màng não do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những di chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh…gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.

 

Biến chứng bệnh thủy đậu nặng có thể gây tử vong

Để phân biệt phụ huynh cần chú ý những khác biệt sau:

Bọng nước thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau, trong khi đó bọng nước bệnh chân tay miệng rất đồng đều.

Bọng nước bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bệnh chân tay miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.

- Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên điều trị bệnh thủy đậu

Trước thực tế vấn đề kháng thuốc của các chủng vi sinh vật ngày càng gia tăng, cùng với yêu cầu về thẩm mỹ trong điều trị các bệnh ngoài da do virus trong đó có thủy đậu, thì việc nghiên cứu về một sản phẩm có tính an toàn, hiệu quả đang là điều cấp thiết. Trong bối cảnh đó Gel SuBạc ra đời với cơ chế đa tác động lên virus của phân tử nano bạc được xem là tin vui đối với người bệnh vì đem lại giải pháp mới trong điều trị bệnh thủy đậu hiện nay. Để tăng cường hiệu quả điều trị, nano bạc được nghiên cứu phối hợp với những thành phần giúp kháng khuẩn, giảm ngứa do bệnh thủy đậu gây ra. Đặc biệt để giúp các nốt thủy đậu nhanh chóng se lại bong vẩy và không để lại sẹo trên da, khi trẻ bị thủy đậu cha mẹ bôi ngay gel Subạc giúp trẻ nhanh khỏi hơn. Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị cha mẹ nên bôi gel SuBạc 3-4 lần/ ngày.

Để biết thêm về cách điều trị bệnh thủy đậu mời các bạn xem video sau đây:

TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn: Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả đối với bệnh thủy đậu ở trẻ

 

 

Mỹ Nương

 

 

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.