Điều trị thuỷ đậu sao cho hiệu quả để nhanh chóng vượt qua tình trạng ngứa ngáy, khó chịu đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm luôn là mong mỏi của nhiều bậc phụ huynh có con bị nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin cần thiết về bệnh thủy đậu cũng như gợi ý cho cha mẹ cách để rút ngắn quá trình điều trị ở trẻ.
Bệnh thuỷ đậu là gì?
Thuỷ đậu là một dạng nhiễm trùng da, gây ra bởi virus Varicella Zoster (VZV). Bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều phương thức khác nhau và có nguy cơ trở thành ổ dịch lớn nếu không ngăn chặn kịp thời.
Hầu hết người mắc thủy đậu đều có các biểu hiện lành tính, có thể khỏi bệnh sau 1-2 tuần điều trị. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…
Thủy đậu có khả năng xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào. Trong đó, tỷ lệ trẻ em dưới 13 tuổi mắc bệnh chiếm đến 90%, đặc biệt xuất hiện nhiều giai đoạn từ 4 – 9 tuổi. 10% còn lại là các bệnh nhân từ độ tuổi 15 trở lên, với các biểu hiện lâm sàng tương tự như trẻ nhỏ. Thuỷ đậu rất hiếm khi tái phát, vì sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự sinh ra kháng thể miễn dịch với VZV.
Khi bị thủy đậu, trẻ thường có các biểu hiện sốt cao 38-39 độ, uể oải, lười chơi, chán ăn, họng bị viêm đỏ. Các vết phát ban giống nốt muỗi đốt bắt đầu xuất hiện đầu tiên trên bụng hoặc lưng và mặt, sau đó lan đến các nơi khác trên cơ thể, gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau 2 - 4 ngày, ban đỏ phát triển thành các mụn nước có kích thước từ 1 – 3 mm đường kính, chứa dịch trong. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày, nếu như không có các dấu hiệu biến chứng thì mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước. Nhưng nếu không may bị nhiễm thêm vi trùng, mụn nước có thể để lại sẹo.
Trẻ bị thủy đậu, ba mẹ đừng quá lo lắng
>>> XEM THÊM: Cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh thuỷ đậu và cách phòng tránh
Như đã nói ở trên, thủy đậu xuất hiện do cơ thể trẻ nhiễm virus Varicella Zoster. Địa điểm trú ngụ của loại virus này là ở trong các bong bóng nước trên da người bệnh. Nếu tiếp xúc với phần dịch ở trong bong bóng nước, khả năng lây nhiễm bệnh rất cao. Cụ thể, bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm qua các con đường:
- Trẻ chưa có kháng thể miễn dịch với virus thuỷ đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin khi tiếp xúc với người thủy đậu có thể bị lây nhiễm qua đường hô hấp. Virus sẽ đi theo các bọt nước trong khoang miệng lúc ho, hắt hơi, nói chuyện… lẫn vào trong không khí.
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bát, khăn mặt, thìa… hoặc chơi chung đồ chơi, chạm vào tay nắm cửa, mặt bàn có chứa virus.
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn nước thuỷ đậu bị vỡ khiến chất dịch nhầy dính vào da.
Thủy đậu có thể phòng ngừa
Để phòng tránh thuỷ đậu, cha mẹ nên:
- Tiêm vắc-xin thuỷ đậu cho trẻ từ đủ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin giúp tăng khả năng phòng bệnh lên tới 80-90%, 10% còn lại có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng thường nhẹ và không gây ra biến chứng.
- Trường hợp chưa tiêm vắc-xin ngừa bệnh, nên tiêm phòng trong vòng 3 ngày sau khi tiếp xúc với bệnh nhân để có thể phát huy tác dụng vắc-xin.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người bệnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân và chạm vào các nốt mụn nước thuỷ đậu.
- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát, tránh ẩm mốc.
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C để tăng sức đề kháng.
- Tạo cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hàng ngày sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và từ trường về nhà.
>>> XEM THÊM: Bệnh thuỷ đậu lây như thế nào?
4 lưu ý trong quá trình điều trị thuỷ đậu
Thuỷ đậu thường xuất hiện ít nhất một lần trong đời người và không có nguy cơ bị nhiễm bệnh trở lại. Quá trình điều trị bệnh khá đơn giản và không cần sử dụng thuốc đặc trị, tuy nhiên, cần hết sức lưu ý và áp dụng phương pháp chăm sóc cơ thể đúng cách để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Điều quan trọng là làm giảm các triệu chứng của bệnh thủy đậu như ngứa, sốt, nhiễm trùng da
Nhiễm trùng da có thể xảy ra tại các vết mụn khi có vi khuẩn xâm nhập. Cha mẹ cần sử dụng kem kháng khuẩn theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với tắm nước ấm đều đặn thay vì kiêng tắm như quan niệm sai lầm của nhiều người. Trong khi tắm, cần chú ý chà xát nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt mụn.
Trẻ phải rửa tay đúng cách và móng tay được cắt ngắn vì điều này sẽ làm giảm khả năng trầy xước hoặc vỡ nốt phỏng khi gãi. Tránh dùng chung cốc, dụng cụ ăn uống, khăn tắm và quần áo với trẻ bệnh để hạn chế sự lây nhiễm sang cha mẹ khi chăm sóc.
Cho trẻ dùng thuốc paracetamol nếu sốt cao. Lấy khăn ấm chườm vào vùng bẹn, trán, nách cũng có tác dụng hạ sốt. Theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên để xử lý kịp thời, tránh tình trạng co giật, do sốt quá cao rất nguy hiểm.
Thủy đậu rất dễ lây nên các thành viên trong gia đình cần đeo khẩu trang, rửa tay sau khi chăm sóc bé. Trẻ bị thủy đậu không nên đến trường, tránh tiếp xúc phụ nữ có thai và người già.
Theo dõi trẻ và chú ý những biểu hiện bất thường để có được biện pháp xử lý kịp thời
Thông thường, trẻ bị thuỷ đậu sẽ được chỉ định điều trị tại nhà. Tuy nhiên cần ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng:
- Sốt cao kéo dài không hạ
- Vết rộp da tăng kích thước và sưng đau bên dưới da
- Khó thức dậy hoặc ý thức thay đổi
- Khó đi lại, yếu ớt
- Cổ cứng
- Nôn thường xuyên
- Khó thở
- Ho nặng
- Đau bụng nặng
- Phát ban chảy máu hoặc bầm tím
Chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách
Cha mẹ không được tự ý sử dụng thuốc có chứa aspirin, thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Cần điều trị thủy đậu đúng cách theo chỉ dẫn của chuyên gia
Đồng thời, nên tránh làm một số điều sau:
- Để trẻ tiếp xúc với những nơi đông người khi đang bị bệnh.
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay và mặn.
- Ngoài ra, nếu có mụn nước trong miệng, hãy tránh các loại trái cây như cam, quýt, bưởi,… vì chúng có thể gây kích ứng.
- Không ăn đồ ngọt, thức ăn sẵn, socola…
- Cho trẻ uống nhiều nước.
Bổ sung thực phẩm giúp hỗ trợ trong quá trình điều trị thuỷ đậu
Rau mầm là dạng protein tốt giúp tăng khả năng miễn dịch.
- Các món có thêm gia vị tỏi và nghệ cũng tăng cường sức đề kháng.
- Thực hiện chế độ ăn giàu vitamin A như rau xanh, cà chua… vì nó có tác dụng chữa lành da rất tốt.
- Thực phẩm giàu lysine, canxi và magie như các loại thịt, lúa mì, đậu…
- Thực phẩm giàu kẽm giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
- Ăn nhiều trái cây như chuối, táo, dưa hấu…
Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo thêm lời khuyên từ chuyên gia Trần Quang Đạt về tác dụng của nano bạc trong việc hỗ trợ điều trị thuỷ đậu qua video dưới đây.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ bằng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược
Tìm tới những sản phẩm thảo dược để điều trị thuỷ đậu vừa an toàn lại hiệu quả là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay.
Tiêu biểu trong số đó là sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược quý như cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, kết hợp cùng kẽm gluconate, L-Lysine và vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian kéo dài của thuỷ đậu.
Cốm Subạc vị ngọt thơm, dễ uống và tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi ngoài da Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, sầu đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do thủy đậu gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo...
Gel Subạc giúp giảm ngứa, kháng viêm, ngừa sẹo thuỷ đậu
>>> XEM THÊM: 7 thực phẩm nên kiêng cho người bị thuỷ đậu
Cảm nhận người dùng
Rất nhiều khách hàng, đặc biệt là mẹ có con nhỏ đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm Subạc để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do nhiễm virus trong suốt thời gian qua.
Tiêu biểu như trường hợp chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, Hà Nội). Bản thân chị cùng chồng bị lây thuỷ đậu trong quá trình chăm sóc con. Chỉ sau 3-4 ngày bôi, gel Subạc đã khống chế được toàn bộ nốt phỏng, mụn nước không lên thêm. Để hiểu rõ hơn về quá trình điều trị thuỷ đậu của chị Hương, mời bạn theo dõi thêm TẠI ĐÂY.
Hay chị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344.232.386). Nhờ có Subạc mà chị đã vượt qua bệnh thủy đậu an toàn khi đang mang thai 6 tháng. Xem ngay chia sẻ của chị trong video dưới đây.
Đánh giá của chuyên gia
Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.
Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Subạc mời bạn lắng nghe phân tích của bác sĩ Trần Thị Thanh Nho trong việc phòng ngừa và điều trị thuỷ đậu an toàn ở trẻ.
>>> XEM THÊM: Ý kiến của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho về tác dụng của Subạc trong hỗ trợ điều trị thủy đậu không để lại sẹo.
Để cải thiện tình trạng bệnh thuỷ đậu hiệu quả, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi Subạc mỗi ngày, bạn nhé!
Nếu cần thêm những thông tin về điều trị thủy đậu hoặc sản phẩm Subạc, mời bạn gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545.
Nguyễn Duyên
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!