Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 là cấp độ trung gian của tay chân miệng – Căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ với những triệu chứng được biểu hiện tại các vị trí điển hình là vùng miệng, bàn tay và bàn chân. Bài viết này, nhiemvirus.online sẽ gửi tới bạn những thông tin xung quanh bệnh tay chân miệng cấp độ 2 và cách điều trị phù hợp với từng dạng cụ thể. Mời bạn cùng THAM KHẢO!
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh lý nhiễm trùng do virus xâm nhập vào cơ thể gây nên. Những virus gây bệnh chủ yếu là Coxackievirus (nhóm A16) và Enterovirus tuýp 71 (EV71). Đặc biệt, các trường hợp có biến chứng nặng thường do EV 71.
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, ít gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi, hiếm gặp ở người trưởng thành. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào thời điểm giao mùa, không khí ẩm và ấm áp.
Cấu trúc virus gây bệnh tay chân miệng
Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… Để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ và gia đình cần theo dõi sát trẻ, phát hiện sớm các biểu hiện diễn biến xấu như: Sốt cao, thở bất thường, kích thích hoặc li bì, bỏ bú, nôn trớ, co giật…
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao và nhanh chóng xảy ra, nhất là trong bệnh cảnh trụy mạch và phù phổi cấp.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng và cách điều trị
Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ?
Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà tay chân miệng được phân loại thành 3 cấp độ sau:
Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Tổn thương tại bề mặt ngoài của da, không nguy hiểm đến tính mạng, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày.
Bệnh tay chân miệng cấp độ 2: Gây viêm loét vùng niêm mạc miệng và tay, chân, mông, đầu gối. Bệnh kèm theo nhiều triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe như sốt cao, nôn, quấy khóc…
Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm
Bệnh tay chân miệng cấp độ 3: Các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp, nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.
>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ có lây không?
Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 là gì?
Tay chân miệng cấp độ 2 là dạng thường gặp nhất của tay chân miệng. Các biểu hiện của tay chân miệng độ 2 có thể được chia thành 2 dạng như sau:
Tay chân miệng độ 2a
Trẻ có dấu hiệu giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút, lúc khám không ghi nhận triệu chứng này.
Sốt cao liên tục trên 2 ngày, có lúc sốt trên 39 độ.
Trẻ nôn trớ, quấy khóc, khó ngủ, lừ đừ, biếng ăn.
Tay chân miệng độ 2b
Tay chân miệng độ 2b được chia thành 2 nhóm, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ bị bệnh.
Nhóm 1: Trẻ bị giật mình nhiều, ghi nhận được tại lúc khám, giật mình trên 2 lần trong vòng 30 phút. Mạch đập nhanh trên 150 lần/phút ngay cả khi nằm yên. Sốt cao trên 39 độ ngay cả khi đã uống hạ sốt.
Nhóm 2: Cơ thể loạng choạng, ngồi không vững, chân tay run, run toàn thân, mắt lác, liệt chi, giọng nói thay đổi, nuốt bị sặc.
Trẻ giật mình, quấy khóc khi bị tay chân miệng
Tay chân miệng mức độ 2b có thể dẫn tới các trường hợp xấu và phát triển thành mức độ 3 nếu cha mẹ không chú ý điều trị kịp thời và đúng cách cho trẻ.
>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Điều trị bệnh tay chân miệng độ 2
Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, do đó phương pháp điều trị bệnh được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng bệnh, kết hợp với bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng trong cơ thể nhằm chống lại virus gây bệnh. Trong trường hợp cần thiết, tay chân miệng mức độ 2 có thể phải điều trị nội trú tại bệnh viện.
Điều trị tay chân miệng độ 2a
- Trong trường hợp trẻ sốt cao, cha mẹ cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol, nếu tình trạng không thuyên giảm, có thể dùng xen kẽ với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần lặp lại mỗi 6-8 giờ.
- Uống thuốc Phenobarbital 5 – 7 mg/kg/ngày.
- Áp dụng các phương pháp điều trị khác nếu thấy tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển độ.
Điều trị tay chân miệng độ 2b
- Khi bị sốt, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ nằm đầu cao 30 độ.
- Dùng bình thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
- Dùng thuốc Phenobarbital 10 – 20 mg/kg truyền vào tĩnh mạch. Lặp lại sau 8 - 12 giờ trong trường hợp cần thiết.
Cho trẻ uống thuốc chữa tay chân miệng theo chỉ định của bác sĩ
- Dùng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng Immunoglobulin với liều lượng như sau: Nhóm 2: Dùng 1g/kg/ngày, truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Nhóm 1: Không dùng Immunoglobulin khi chưa có chỉ định của bác sĩ, thông thường việc dùng thuốc Immunoglobulin chỉ được chỉ định sau 6h điều trị bằng Phenobarbital không thuyên giảm.
- Kiểm tra các dấu hiệu về mạch, huyết áp, nhiệt độ, kiểu thở, tri giác, nhịp thở, ran phổi, mạch trong vòng 1 – 3h trong 6h đầu và 4 -5h sau đó một lần.
Nếu được điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 có thể khỏi sau 10 ngày. Do đó khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chăm sóc và theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ để điều trị hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì?
Hỗ trợ điều trị tay chân miệng bằng gel Subạc
Như vậy, bạn đã biết bệnh tay chân miệng cấp độ 2 là gì và cách điều trị bệnh ra sao. Ngoài ra hiện nay, có một phương pháp mà các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn kết hợp trong quá trình điều trị bệnh tay chân miệng, đó chính là sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới đó chính là gel Subạc.
Gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả
Subạc chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Sầu Đâu, Xoan Ấn Độ), chitosan,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, giúp tăng cường khả năng tái tạo da và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì vậy, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người mắc tay chân miệng cũng như các bệnh ngoài da khác như: Sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng…
Cảm nhận của người sử dụng
Từ khi có mặt trên thị trường, gel Subạc đã phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu…
Tiêu biểu như trường hợp của chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại: 0963121251), có con mắc bệnh tay chân miệng nhưng nhờ được dùng gel Subạc, bé đã vượt qua virus này một cách an toàn. Cùng xem chia sẻ của chị An về quá trình chữa bệnh tay chân miệng cho con trong nội dung video này nhé!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chữa bệnh sởi cho con của chị Hải Anh TẠI ĐÂY
Phân tích của chuyên gia
“Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Ngoài việc khám bác sĩ, mọi người có thể sử dụng sản phẩm gel Subạc để hỗ trợ điều trị tay chân miệng an toàn và hiệu quả”. Cùng nghe thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tại video dưới đây:
>>> Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho về tác dụng gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng
Với những thông tin kiến thức về bệnh tay chân miệng cấp độ 2, hi vọng, bạn đã hiểu và có biện pháp phòng ngừa, điều trị tay chân miệng kịp thời. Để an tâm hơn, bạn hãy cho bé dùng ngay sản phẩm gel Subạc để cải thiện tay chân miệng hiệu quả nhé!
Để có thêm kiến thức về bệnh tay chân miệng cấp độ 2 hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545
An Linh