Bệnh sởi ở trẻ có nguy hiểm không? Trẻ bị sởi được điều trị như thế nào? là những câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Đây cũng là những kiến thức cần thiết giúp cha mẹ biết cách chăm sóc khi trẻ bị sởi để tránh những biến chứng của bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên, đồng thời cung cấp thêm một số thông tin bổ ích khác.
Triệu chứng thường gặp của bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và đối tượng chủ yếu là trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc sởi nếu chưa bị bệnh lần nào hay chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa.
Biểu hiện bệnh sởi khá rõ ràng
Khi nhiễm virus sởi, trẻ thường có triệu chứng:
- Sốt cao: Sau một thời gian ngắn tiếp xúc với bệnh nhân sởi, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu sốt cao phải dùng hạ sốt thì đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy, bệnh sởi đã đến rất gần bạn.
- Ho khan: Nếu không phải mắc các chứng viêm họng cấp mà ho khan thì đó là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã bị bệnh sởi.
- Xuất hiện tình trạng chảy nước mũi.
- Mắt đỏ và chịu ánh sáng kém.
- Cơ thể có những đốm đỏ nhỏ xíu ban đầu xuất hiện quanh miệng, gò má, sau đó tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, trên người mọc thêm các nốt đỏ lớn.
Khi thấy trẻ có một số hoặc tất cả các triệu chứng trên thì tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về cách điều trị cũng như chăm sóc trẻ hợp lý.
>>> XEM THÊM: Những thông tin bạn cần biết về bệnh sởi
Bệnh sởi ở trẻ có nguy hiểm không?
Mặc dù là bệnh lành tính, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và chăm sóc hợp lý, sởi có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Bệnh sởi ảnh hưởng xấu tới đề kháng của trẻ
Những biến chứng thường xảy ra nhiều nhất ở các đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng vì thể trạng yếu, hệ miễn dịch kém không hoàn thiện, cụ thể như:
- Viêm tai giữa: Đây là biến chứng thường gặp của người bị sởi, xảy ra với tỷ lệ 1/10 trẻ mắc bệnh.
- Viêm thanh quản: Biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát bệnh sởi, gây đau họng, khó thở do thanh quản co thắt. Ngoài ra, có những trường hợp bội nhiễm khiến người bệnh sốt cao, khản tiếng, khó thở, tím tái…
- Viêm phổi: Đây là biến chứng phổ biến của bệnh sởi. Những người có hệ thống miễn dịch bị thương tổn có thể gặp biến chứng viêm phổi nặng khi mắc bệnh sởi, thậm chí gây tử vong. Viêm phổi có thể xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh. Biểu hiện khi trẻ gặp biến chứng này là khó thở, sốt rất cao.
- Viêm não: Biến chứng này có nguy cơ xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/1.000 trẻ mắc bệnh. Viêm não là biến chứng rất nguy hiểm và dễ để lại di chứng. Biến chứng này có thể khiến trẻ bị hôn mê, co giật, gây tử vong hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể chất của trẻ.
- Viêm màng não: Việc mắc bệnh sởi có thể khiến trẻ bị viêm tai do bội nhiễm, dẫn đến mắc bệnh viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ.
- Tiêu chảy hoặc ói mửa: Tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi mắc bệnh sởi thường nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp do virus thông thường gây ra.
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa: Hiện tượng trên hay xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ ở những vùng khó khăn, thiếu cơ sở y tế (ở châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa).
Bệnh sởi thực chất không khó điều trị, tuy nhiên, nó trở nên khó khăn nếu cha mẹ thiếu kiến thức và không phát hiện sớm để đưa trẻ tới gặp bác sĩ. Do đó, bản thân sởi không quá nguy hiểm nhưng những biến chứng của bệnh lại gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Vậy thì để trả lời cho câu hỏi - Bệnh sởi có nguy hiểm không, bạn cũng có thể tham khảo thêm đánh giá của TS. Nguyễn Thị Vân Anh trong video bên dưới.
Điều trị bệnh sởi như thế nào? Cách chăm sóc trẻ tại nhà
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh sởi, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Một số thuốc thường dùng như:
- Hạ sốt: Có thể áp dụng các phương pháp hạ sốt vật lí hoặc sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Paracetamol;
- Thuốc ho, long đờm;
- Kháng histamin: Loratadin, diphenhydramine…;
- Kem bôi ngoài da trị sởi;
- Sát trùng mũi họng: Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn…;
- Kháng sinh hoặc corticoid chỉ dùng khi có bội nhiễm và trường hợp biến chứng nặng như viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính,… đồng thời, thuốc phải được sử dụng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.
Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi trẻ trong thời gian điều trị
Phụ huynh cũng cần lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà, bao gồm:
- Cần bổ sung đầy đủ các chất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày để phòng suy dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh.
- Cho trẻ uống nhiều nước hoa quả, ăn món mềm, không nên kiêng khem quá mức.
- Tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ, tránh nhiễm trùng.
- Nên để trẻ tạm nghỉ học cho tới khi khỏi hẳn bệnh để tránh lây lan sang các bạn.
Trường học là một môi trường dễ lây nhiễm sởi
>>> XEM THÊM: Điều trị bệnh sởi bằng biện pháp vi lượng đồng căn
Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sởi
Hiện nay, rất nhiều cha mẹ đã tìm tới những sản phẩm thảo dược an toàn để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị sởi cho trẻ.
Tiêu biểu như sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược được mệnh danh là kháng sinh thực vật như: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất cần thiết giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian kéo dài của tay chân miệng, thuỷ đậu, zona, sởi, chốc lở, viêm loét niêm mạc miệng do virus. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, vị ngọt giúp trẻ dễ uống, hạn chế tình trạng nôn trớ do thuốc viên to khó nuốt hoặc quá đắng.
Cốm Subạc hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và nguy cơ mắc bệnh sởi
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên sử dụng thêm sản phẩm gel bôi ngoài da subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do sởi gây ra, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo.
Gel Subạc giúp sát khuẩn, đẩy nhanh quá trình lành các tổn thương trên da do sởi
Cảm nhận người dùng
Với tính an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như gel Subạc.
Tiêu biểu như trường hợp chị Hà Thị Hải Anh (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội). Theo chị, do bận bịu với công việc nên khi con trai 19 tháng tuổi bị mắc bệnh sởi, chị phát hiện muộn và rất lo lắng vì. Nhờ biết tới gel bôi Subạc, chỉ sau 1 ngày bôi, chị đã thấy con dứt sốt và sang ngày thứ 2 thì các phát ban sởi nhạt dần. Cùng tìm hiểu thêm quá trình “chiến đấu” với bệnh sởi cho con của chị Hải Anh TẠI ĐÂY.
Hay như chị Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) đã dùng Subạc để vượt qua bệnh thủy đậu dễ dàng. Mời bạn xem thêm chia sẻ của chị Hồng qua video dưới đây!
Đánh giá của chuyên gia
Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh sởi nói riêng và các bệnh ngoài da do virus nói chung.
Điển hình như bác sĩ Trần Thị Thanh Nho tư vấn về thắc mắc đã tiêm phòng vắc-xin sởi có nguy cơ mắc lại nữa không và tác dụng của cốm Subạc trong phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả trong video bên dưới.
>>> XEM THÊM: Ý kiến của chuyên gia Nguyễn Thành về tác dụng của Subạc trong hỗ trợ điều trị bệnh sởi hiệu quả
Để cải thiện tình trạng sởi hiệu quả, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel Subạc mỗi ngày, bạn nhé!
Mọi thắc mắc về bệnh sởi cũng như sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ qua tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545.
Nguyễn Duyên
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!