Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là những bé đang trong độ tuổi đi nhà trẻ. Bệnh có thể gây nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Vậy, bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh. Để có câu trả lời, mời các bạn hãy theo dõi nội dung thông tin dưới đây nhé!
Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người qua việc tiếp xúc thông thường.
Virus gây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Nhưng trong thực tế, virus tay chân miệng không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà người lớn tuổi và trưởng thành vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Thông thường, những đối tượng này mắc bệnh do lây nhiễm, tiếp xúc với mầm bệnh, và dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn trẻ nhỏ. Biến chứng của bệnh tay chân miệng có thể là suy hô hấp, viêm phổi, bại liệt, viêm não,… thậm chí gây tử vong.
>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ có lây không?
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Để chữa tay chân miệng ở trẻ tốt, thì trước hết phải phát hiện sớm ra bệnh. Bởi một số triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi, thủy đậu… Vì thế, bố mẹ cần lưu ý những dấu hiệu tay chân miệng dưới đây để kịp phát hiện và có hướng điều trị cho trẻ.
Sau khi nhiễm virus trong vòng 3 – 7 ngày thì các triệu chứng của tay chân miệng sẽ bắt đầu xuất hiện. Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường là sốt nhẹ, trẻ biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Sau đó khoảng 1 – 2 ngày, trẻ bắt đầu xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu từ trong miệng, môi trong, lợi, lưỡi. Tiếp sau đó, các nốt ban nổi lên ở tay, chân và các vùng khác trên cơ thể. Những nốt ban này rất dễ nhầm với bệnh sởi hoặc sốt phát ban.
Vị trí bệnh tay chân miệng phát ban
Sau đó, các nốt ban dần hình thành dạng phỏng nước, đây là lúc bé có thể sốt nhẹ và các nốt này rất dễ vỡ nên khiến bé lười ăn, quấy khóc. Khi bé có các dấu hiệu sốt cao, li bì, ngủ khó đánh thức, ngủ hay giật mình, có những cơn co giật thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, phù phổi cấp,… và cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay.
>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 và những kiến thức hay cho bạn
Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì?
Một trong những câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh khi có con mắc tay chân miệng là không biết bị tay chân miệng uống thuốc gì? Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị tay chân miệng cho bé bởi bệnh là do virus gây ra, nên chỉ có điều trị hỗ trợ bằng cách giảm các triệu chứng và thực hiện cách ly trẻ để bệnh không lây lan.
Nếu trẻ chỉ bị loét miệng và tổn thương da nhẹ thì có thể điều trị tại nhà, dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ bị sốt. Còn trong trường hợp trẻ có các dấu hiệu sốt cao kéo dài, khó thở, co giật,… thì cần được nằm viện theo dõi.
Điều trị bệnh tay chân miệng bằng thuốc gì?
Thuốc điều trị triệu chứng tay chân miệng
+ Điều trị sốt và loét miệng:
- Hạ nhiệt: Khi trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, cần cho trẻ dùng ngay thuốc hạ nhiệt paracetamol.
- Bổ sung đủ nước: Cho trẻ uống dung dịch điện giải.
- Khi trẻ có sốt và loét miệng cần bổ sung vitamin C, kẽm…
- Điều trị loét miệng, họng: Dùng dung dịch glycerin borat lau sạch miệng trước và sau ăn. Gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
+ Điều trị tay chân miệng khi có triệu chứng não - màng não:
- Cần dùng thuốc chống co giật: Phenobarbital.
- Dùng kháng sinh: Cefotaxim điều trị như viêm màng não vi khuẩn.
- Theo dõi sát các triệu chứng hô hấp.
+ Triệu chứng màng não - não kèm liệt, rối loạn tri giác:
- Thuốc chống co giật.
- Kháng sinh: cefotaxim hoặc ceftriaxon.
- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, đường máu.
- Theo dõi sát mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác,...
+ Suy hô hấp, trụy tim mạch:
- Điều trị suy hô hấp: Thông đường thở, thở oxy, điều chỉnh rối loạn thăng bằng kiềm - toan (nếu có).
- Điều trị sốc.
- Điều trị bằng kháng sinh như trên.
>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh tay chân miệng bằng thuốc nam
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Để ngăn chặn dịch tay - chân - miệng bùng phát thì các biện pháp dự phòng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, vẫn chưa có vacxin đặc hiệu để ngăn chặn bệnh tay chân miệng. Do đó, bạn cần ghi nhớ một số điểm sau để phòng tránh bệnh như:
- Tuân thủ nguyên tắc vệ sinh cá nhân, nhất là thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt, sau khi tiếp xúc dịch tiết, chất thải của trẻ bị bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh bệnh tay chân miệng
- Khử trùng dụng cụ, đồ chơi cho trẻ bằng dung dịch khử khuẩn.
- Cách ly trẻ ngay khi phát hiện triệu chứng sớm nhất và đặc biệt trong tuần đầu của bệnh.
- Tăng cường dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?
Hỗ trợ điều trị tay chân miệng bằng sản phẩm gel Subạc
Bên cạnh các kiến thức cơ bản giúp giải đáp cho câu hỏi “bé bị tay chân miệng uống thuốc gì”, cũng như là cách chăm sóc người bệnh kể trên, thì hiện nay, có một phương pháp mà các chuyên gia khuyên mọi người nên lựa chọn, đó chính là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới gel bôi thảo dược Subạc tiện dùng.
Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tay chân miệng
Subạc chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Sầu Đâu, Xoan Ấn Độ), chitosan,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, giúp tăng cường khả năng tái tạo da và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì vậy, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người mắc tay chân miệng cũng như các bệnh ngoài da khác như: Sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng…
Cảm nhận của người sử dụng
Từ khi có mặt trên thị trường, gel Subạc đã phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu…
Tiêu biểu như trường hợp của chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại: 0963121251), có con mắc bệnh tay chân miệng nhưng nhờ được dùng gel Subạc, bé đã vượt qua virus này một cách an toàn. Cùng xem chia sẻ của chị An về quá trình chữa bệnh tay chân miệng cho con trong nội dung video này nhé!
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chữa bệnh sởi cho con của chị Hải Anh TẠI ĐÂY
Phân tích của chuyên gia
“Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Ngoài việc khám bác sĩ, mọi người có thể sử dụng sản phẩm gel Subạc để hỗ trợ điều trị tay chân miệng an toàn và hiệu quả”. Cùng nghe thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tại video dưới đây:
>>> Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho về tác dụng gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng
Với những thông tin giải đáp về vấn đề bé bị tay chân miệng uống thuốc gì? Mong rằng, đã cung cấp cho các bậc cha mẹ gợi ý hay giúp hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả. Để an tâm hơn, bạn hãy cho bé dùng ngay sản phẩm gel Subạc nhằm cải thiện tay chân miệng hiệu quả nhé!
Để được giải đáp thêm bé bị tay chân miệng uống thuốc gì hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545
Hải Minh