5 lưu ý quan trọng khi trẻ có dấu hiệu mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc sởi phải nhập viện. Đáng lo ngại là nhiều bệnh nhi có biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí tử vong, song không điển hình về dấu hiệu bệnh.

Những lưu ý quan trọng khi trẻ mắc sởi

Điểm đặc biệt trong đợt dịch này rất nhiều trường hợp không điển hình và có những diễn biến nặng do viêm phổi có thể dẫn đến tử vong. Để tránh những biến chứng nặng của bệnh sởi và đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý:

1. Cần theo dõi con, tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Phát hiện các triệu chứng đặc trưng của trẻ khi mắc bệnh sởi, dấu hiệu ban đầu là sốt, viêm đường hô hấp trên, viêm thanh quản hoặc viêm kết mạc. Đó là những triệu chứng rất hay gặp ở trẻ mắc sởi. Khi có dấu hiệu sốt phát ban cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có hướng điều trị, tránh biến chứng nặng có thể xảy ra.

2. Đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn điều trị tại nhà. Vì thế các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng. Không nên cho trẻ nhập viện trong thời điểm này, vì trong khoa truyền nhiễm  bệnh nhân sởi rất đông, nguy cơ lây nhiễm bệnh ở trẻ rất cao. Cần cách ly và hạn chế tiếp xúc.

3. Vì nhiều lý do nên nhiều người quan niệm rằng tiêm vắc xin là nguy hiểm, nên các bậc cha mẹ không cho trẻ đi tiêm chủng dẫn tới nguy cơ biến chứng cao. Vì vậy cần đặc biệt lưu ý cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo chương trình Bộ Y Tế, tránh quan điểm sai lầm mà ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tiêm phòng sởi 1 mũi vẫn chưa đủ sức đề kháng mà cần tiêm đủ 2 mũi cho trẻ lúc 9 tháng tuổi và mũi thứ 2 lúc 18 tháng tuổi.

4. Tuổi mắc bệnh của trẻ thông thường là 6 tháng tuổi trở xuống, trong thời điểm này bé vẫn còn miễn dịch từ mẹ truyền sang, nếu trẻ bú sữa mẹ sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên gần đây trẻ trong độ tuổi bú sữa mẹ mắc sởi khá nhiều. Có thể mẹ chưa tiêm phòng sởi nên vẫn chưa có kháng thể để bảo vệ con. Mặc dù tuổi tiêm vắc xin sởi là 9 tháng tuổi, nhưng vẫn có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ bú sữa mẹ, và trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chỉ tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết.

5. Nếu trẻ không có các biến chứng thì việc quan trọng nhất là cách chăm sóc trẻ. Đảm bảo vệ sinh da, mắt, miệng, họng hàng ngày sạch sẽ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Kết hợp vitamin A tránh biến chứng về mắt do sởi gây nên.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi mắc sởi

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi mắc sởi

Sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên trong điều trị

Ngoài ăn uống và chế độ chăm sóc đúng cách nên kết hợp kem bôi ngoài da gel SuBạc. Hiện nay sản phẩm đang được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus vì nó mang lại hiệu quả cao mà an toàn. Với thành phần chính là nano bạc được nghiên cứu phối hợp với những thành dịch chiết sầu đâu, chitosan giúp kháng khuẩn, giảm ngứa do bệnh sởi gây ra. Để giúp các ban sởi nhanh chóng bay đi và không để lại sẹo trên da.  Để đạt được hiệu quả cao trong điều trị nên bôi gel SuBạc 3-4 lần/ ngày.

Để biết thêm tác dụng của sản phẩm SuBạc mời các bạn xem video sau đây:

Tác dụng của nano bạc trong điều trị các bệnh ngoài da do virus

 

Mai Anh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.