Cúm A ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Thời tiết nồm ẩm mùa xuân hè là tình trạng thuận lợi làm gia tăng đột biến các bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ, trong đó có cúm A, khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin rõ hơn về bệnh cúm A ở trẻ cũng như cách điều trị và giải pháp bảo vệ trẻ an toàn trong mùa dịch.

Cúm A ở trẻ là bệnh gì và có triệu chứng như thế nào?

Cúm A ở trẻ là tình trạng đường hô hấp bị nhiễm trùng cấp tính do virus cúm A gây nên. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi đợt dịch cúm (A và B) hàng năm, thế giới có khoảng 3-5 triệu ca bệnh nặng, với 290-650 nghìn ca tử vong.

AnyConv.com__Dich-cum-luon-la-mot-thach-thuc-y-te-lon-cho-toan-the-gioi.webp

Dịch cúm luôn là một thách thức y tế lớn cho toàn thế giới

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm A do những đặc điểm sau:

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể trẻ chưa hình thành kháng thể, dễ bị virus xâm nhập vào hệ hô hấp. 
  • Môi trường sống và học tập của trẻ tiếp xúc với nhiều người nên có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Trẻ chưa biết cách phòng bệnh, chưa có thói quen giữ vệ sinh cá nhân như rửa sạch tay với dung dịch sát khuẩn sau khi chạm vào bề mặt chứa virus cúm A.

Bệnh cúm A có các triệu chứng dễ nhầm lẫn và khó phân biệt so với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như: 

  • Sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đau đầu, đau nhức cơ,... Một số trường hợp trẻ có triệu chứng sợ ánh sáng.
  • Bên cạnh đó, trẻ có thể nôn liên lục, da xanh xao, tái nhợt, li bì, bỏ bú, tiểu ít, sốt cao khó hạ, co giật.

Sốt cao là triệu chứng khá nguy hiểm ở trẻ mắc cúm A. Khi trẻ có triệu chứng sốt cao 39-40 độ, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn; họng, da và mắt có hiện tượng xung huyết, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời.

AnyConv.com__Tre-bi-cum-A-co-the-sot-cao-39-40-do-C.webp

Trẻ bị cúm A có thể sốt cao 39-40 độ C

Nguyên nhân và con đường lây lan của bệnh cúm A

Virus cúm hiện được phân thành 3 nhóm chính là A, B, C. Virus cúm A có một số chủng điển hình như A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9, A/H3N2. Chúng thường gây thành dịch trên diện rộng và có thể trở thành đại dịch do có khả năng biến đổi gen nhanh, tạo nên các chủng mới từ mùa này sang mùa khác. 

Vật chủ tự nhiên của virus cúm A thường là các loài chim hoang dã, nên cúm A còn được gọi là cúm gia cầm. Các virus cúm A có thể lây bệnh trên cả con người và động vật. 

Đường lây lan của virus cúm A là đường hô hấp qua giọt bắn như dịch tiết nước bọt, nước mũi,... khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Virus có thể bắn trực tiếp vào trẻ đứng gần đó hoặc rơi trên các bề mặt đồ dùng khiến trẻ chạm vào. 

Các biện pháp chăm sóc và điều trị cúm A ở trẻ tại nhà

Trẻ mắc cúm A cần được đưa tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo đúng phác đồ. Hầu hết các trường hợp là nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà. Phương pháp điều trị là hạ sốt kết hợp bù nước, bổ sinh dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh sẽ lui sau khoảng 5-7 ngày. Các triệu chứng như ho, mệt mỏi vẫn còn dây dưa và có thể dứt hẳn trong khoảng 2 tuần.

Bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng chống lại virus là rất cần thiết khi trẻ nhiễm cúm A. Với những trẻ bú mẹ, nên tiếp tục dùng sữa mẹ để dưỡng chất và kháng thể từ sữa mẹ giúp bé khỏe mạnh và chống lại virus tốt hơn.

Các thuốc kháng virus hiện nay chưa thể tiêu diệt hoàn toàn virus gây bệnh, lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ như độc tính cao, nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thần kinh. Điều trị bệnh cúm A cho trẻ hiện tại nên tập trung vào cải thiện triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Để tăng đề kháng cho trẻ, cha mẹ có thể cho con uống bổ sung thêm cốm Subạc. Công thức của cốm Subạc bao gồm các thành phần tự nhiên là cao lá neem, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao bạch chỉ, vitamin C, kẽm gluconate,... 

 

AnyConv.com__Cong-thuc-bao-ve-kep-cua-com-Subac.webp

Công thức bảo vệ kép của cốm Subạc

Các thảo dược này đều chứa các kháng sinh và kháng viêm từ thực vật, do đó mang lại cho cốm Subạc tác dụng “2 trong 1”: 

  • Lớp bảo vệ thứ nhất là cải thiện triệu chứng sốt cao, li bì, sưng đau bụng, chảy nước mũi do virus gây ra.
  • Lớp bảo vệ thứ 2 là tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch. Như vậy, cốm Subạc là công thức toàn diện giúp hỗ trợ điều trị các bệnh do virus gây ra.

Cốm Subạc dùng dưới dạng cốm pha uống, phù hợp cho trẻ em và người lớn ngay cả khi chưa mắc bệnh, đặc biệt là những người bị suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các bệnh do virus, trong đó có virus cúm A. Nếu không may nhiễm virus, các triệu chứng sẽ nhẹ và mau hồi phục hơn.

AnyConv.com__5-uu-diem-noi-troi-cua-com-Subac.webp

5 uu điểm nổi trội của cốm Subạc

Một số lưu ý khác khi chăm sóc trẻ bị cúm A:

  • Nên dùng nước ấm khi tắm cho bé, và không nên tắm quá lâu để tránh nhiễm lạnh.
  • Có thể vệ sinh đường thở như mũi, miệng cho bé bằng nước muối sinh lý, giúp đẩy bớt virus và giảm dịch nhầy, cho bé dễ thở hơn.
  • Khi bé sốt cao, nên được mặc quần áo thấm hút mồ hôi, thoáng khí.
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người khác trong nhà để tránh lây nhiễm.

Cách phòng ngừa cúm A ở trẻ

Virus cúm thường gây 2 thể lâm sàng là thể nhẹ có thể tự khỏi (chiếm 90%) và thể nặng có thể diễn tiến tới viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não (chiếm khoảng 10%). Để bảo vệ sức khỏe, tốt nhất là không để cơ thể nhiễm virus cúm.

Tiêm vacxin phòng cúm

Y học thế giới dù đã có nhiều bước tiến hiện đại, nhưng riêng với virus và bệnh cúm vẫn còn là một thử thách, vì chúng đã xuất hiện lâu mà vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chủng ngừa chính là cách tốt nhất để chống chọi lại virus cúm nói chung và virus cúm A nói riêng. Vacxin cúm nên được tiêm hàng năm để cập nhật các chủng virus mới, giúp ngăn chặn dịch cúm xảy ra. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là có thể tiêm phòng vacxin cúm. 

Phòng bệnh cho trẻ thông qua vệ sinh và tránh tiếp xúc

  • Trẻ cần giữ khoảng cách xa với người bệnh cúm. Nên cho trẻ đeo khẩu trang, tránh đến nơi đông người trong thời gian dịch bùng phát.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng, mũi khi ho, có thói quen rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ virus, vi khuẩn.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu sốt, ho, đau họng,... cần thông báo cho trường học và đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về bệnh cúm A cho trẻ. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận hoặc gọi điện tới số hotline 0916755060 – 0916757545 để được chuyên gia tư vấn ngay nhé!

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.