Bị thủy đậu lây qua đường nào? Top 3 con đường lây nhiễm

Bị thủy đậu lây qua đường nào là thắc mắc của rất nhiều người. Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan nên điều quan trọng là bạn cần trang bị đủ kiến thức để chủ động đưa ra các biện pháp phòng bệnh. Hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi “bệnh thủy đậu lây qua đường nào?” thông qua bài viết dưới đây.

3 con đường lây nhiễm thường gặp của bệnh thủy đậu

Bị thủy đậu lây qua đường nào? 3 con đường lây nhiễm thủy đậu bao gồm: Đường hô hấp (hít phải dịch mũi họng của người nhiễm thủy đậu), tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc gián tiếp với người bệnh.

Lây qua các giọt bắn

Bệnh thủy đậu có lây qua đường hô hấp không? Câu trả lời là có! Các nghiên cứu khoa học cho thấy, thủy đậu rất dễ lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ li ti. Các giọt bắn này chứa hàng nghìn, hàng triệu virus, nếu người lành tiếp xúc với chúng thì có khả năng bị nhiễm bệnh rất cao.

Khi người bệnh nói chuyện, ho hay hắt hơi, các giọt bắn được phóng ra không khí. Nếu bạn hít phải các giọt bắn thì có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh thủy đậu.

Vậy nên, khi chăm sóc hoặc tiếp xúc những người bị thủy đậu bạn cần hết sức lưu ý để tránh bị lây bệnh. 

Bị thủy đậu lây qua đường nào? - Đường hô hấp

Bị thủy đậu lây qua đường nào? - Đường hô hấp

Thủy đậu dễ lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bệnh bị thủy đậu hoặc zona thần kinh là con đường lây bệnh nhanh và phổ biến nhất. Trong mụn nước thủy đậu và zona có chứa rất nhiều virus nên khả năng rất cao là bạn sẽ bị nhiễm bệnh nếu chạm vào chúng.

Thủy đậu lây qua đường nào? Đường tiếp xúc gián tiếp

Các giọt bắn nhỏ li ti mà người bệnh phóng ra cũng có thể bám trên đồ chơi, bàn ghế, điện thoại, quần áo hoặc các bề mặt khác và thể tồn tại ở các vị trí này trong nhiều giờ.

Khi bạn vô tình tiếp xúc với các bề mặt có chứa các giọt bắn này rồi đưa tay lên mắt, mũi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Con đường lây truyền gián tiếp qua các giọt bắn có thể xảy ra trong khoảng thời gian tương đối dài. Nếu bạn đi vào phòng mà người bệnh đã ho trong chục phút trước đó, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Điều này làm cho bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm rất mạnh và thường khó xác định được nguyên nhân.

Bị thủy đậu lây qua đường nào? - Đường tiếp xúc gián tiếp

Bị thủy đậu lây qua đường nào? - Đường tiếp xúc gián tiếp

Bệnh thủy đậu lây nhiễm ở giai đoạn nào?

Thủy đậu có thể lây nhiễm trong hầu hết các giai đoạn mắc bệnh (từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban cho đến khi tất cả các tổn thương thủy đậu đã đóng vảy). Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Trong thời kỳ ủ bệnh thường không thể lây lan. Tuy nhiên, khoảng 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện các nốt mụn nước người bệnh hoàn toàn có thể lây thủy đậu sang người khác.
  • Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn có khả năng lây nhiễm cao nhất. Ở giai đoạn này, toàn cơ thể người bệnh xuất hiện những nốt mụn nước rất dễ vỡ có thể dễ dàng lây nhiễm sang người lành. Các số liệu thống kê cho thấy, nếu trong gia đình có người mắc thủy đậu thì tỷ lệ những thành viên còn lại mắc bệnh có thể lên tới 70 – 90%.
  • Giai đoạn hồi phục: Các mụn nước bắt đầu đóng vảy làm giảm khả năng lây nhiễm đáng kể. Tuy nhiên không được chủ quan phòng tránh lây lan.

Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây - Khi các nốt ban khô và rụng hoàn toàn

Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây - Khi các nốt ban khô và rụng hoàn toàn

Các biện pháp giúp phòng ngừa thủy đậu hiệu quả nhất

Làm sao để không bị lây thủy đậu là thắc mắc của rất nhiều người. Để tạo được lá chắn toàn diện phòng ngừa thủy đậu, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện những biện pháp phòng bệnh bao gồm: Tiêm phòng đủ liều vacxin, giữ gìn vệ sinh cá nhân và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Tiêm vacxin phòng thủy đậu

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thì tiêm vacxin thủy đậu là biện pháp có hiệu quả cao nhất giúp cơ chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của virus thủy đậu. Tùy vào độ tuổi mà số mũi vacxin cần tiêm có thể khác nhau, cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 12-18 tháng tuổi khuyến cáo tiêm 1 mũi vacxin.
  • Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa mắc thủy đậu cũng được khuyến cáo tiêm 1 mũi.
  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 mũi, cách nhau ít nhất 1-2 tháng.
  • Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm đủ 2 mũi vacxin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng.

Làm sao để không bị lây thủy đậu? Tiêm đủ liều vacxin

Làm sao để không bị lây thủy đậu? Tiêm đủ liều vacxin

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa và môi trường xung quanh

Giữ gìn vệ sinh cá nhân là biện pháp giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả. Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa thủy đậu:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn chuyên dụng.
  • Sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng như bàn chải đánh răng, bát đũa, khăn mặt… 
  • Súc miệng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông dụng.

Tăng cường sức đề kháng giúp phòng ngừa thủy đậu

Nguyên nhân sâu xa gây thủy đậu là do sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu. Do vậy, để tạo một lá chắn phòng ngừa bệnh toàn diện thì bạn cần sử dụng các biện pháp giúp tăng cường miễn dịch từ bên trong cơ thể thông qua việc hoạt hóa các tế bào bạch cầu, lympho, đại thực bào, hoạt động mạnh mẽ hơn. 

Hiện nay, nhiều người đã tin tưởng lựa chọn các loại thảo dược thiên nhiên như cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ để giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh do virus, trong đó bao gồm cả bệnh thủy đậu.

Các loại dược liệu này đều được nhiều nghiên cứu chứng minh là có tác dụng kháng sinh thực vật, làm chậm hoạt động của virus và đồng thời mang lại công dụng điều hòa miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp phòng ngừa nhiễm bệnh thủy đậu hiệu quả.

Hiện nay, nền khoa học phát triển đã nghiên cứu sản xuất ra cốm Subạc với các thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, L-lysine, Kẽm Salicylate giúp tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả.

Cốm Subạc giúp tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh thủy đậu

Cốm Subạc giúp tăng cường sức đề kháng phòng tránh bệnh thủy đậu

Một số câu hỏi về sự lây nhiễm của bệnh thủy đậu

Câu hỏi 1: Tiếp xúc với người bị thủy đậu có bị lây không?

Trả lời: Như đã phân tích ở trên, tiếp xúc với người bị thủy đậu là con đường lây bệnh nhanh và phổ biến nhất.

Câu hỏi 2: Thủy đậu có lây qua đường hô hấp không?

Trả lời: Có! Thủy đậu rất dễ lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn nhỏ li ti.

Câu hỏi 3: Thủy đậu có lây sang người lớn không?

Trả lời: Thủy đậu vẫn có khả năng lây sang những người lớn chưa từng mắc bệnh này trước kia hoặc chưa tiêm phòng đủ liều vacxin.

Câu hỏi 4: Bệnh thủy đậu khi nào thì hết lây?

Trả lời: Bệnh thủy đậu hết lây khi tất cả nốt thủy đậu hiện tại đã đóng vảy, bong tróc và không xuất hiện thêm bất cứ mụn nước mới trên da người bệnh.

Câu hỏi 5: Bệnh thủy đậu có bị 2 lần không?

Trả lời: Đa phần mọi người thường chỉ mắc thủy đậu duy nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, rất nhiều năm sau đó, virus thủy đậu còn sót lại trong cơ thể có thể hoạt động mạnh mẽ trở lại gây ra bệnh zona thần kinh.

Thủy đậu rất dễ lây lan nên việc quan trọng là bạn cần phải tăng cường thực hiện các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “bị thủy đậu lây qua đường nào?”. Đừng quên chia sẻ tình hình sức khỏe của bạn và gia đình bằng cách đăng ký để lại bình luận ngay bên dưới, chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và giải đáp những băn khoăn của bạn.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/lung/what-are-airborne-diseases 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.