Bệnh tay chân miệng khiến trẻ sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, nổi ban đỏ, mụn nước khắp người khiến gia đình lo lắng. Vậy cách nào cải thiện tình trạng này an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời hữu ích cho các bậc phụ huynh, cùng tham khảo ngay nhé!
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá neem
Lá neem (lá sầu đâu) là một thảo dược thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích sức khỏe được ghi nhận. Trong lá neem có chứa thành phần Nimbidin dồi dào giúp cải thiện sức khỏe, chống viêm, kháng khuẩn, ức chế quá trình sản sinh hoạt động của virus chân tay miệng (Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71). Nhờ đó giảm thiểu triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tay chân miệng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100-200 gram lá neem (khoảng 1 nắm lá - chọn lá xanh, không có côn trùng gây bệnh) rồi đem rửa sạch, để khô, sau đó giã nát vắt lấy nước.
- Bôi lên khu vực nổi ban tay chân miệng cho trẻ giúp làm dịu mát, giảm ngứa ngáy, diệt khuẩn, phòng bội nhiễm.
- Thực hiện 1-2 lần/ngày liên tục đến khi khỏi bệnh.
Dùng lá xoài chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá xoài được nhiều phụ huynh tìm kiếm bởi hiệu quả đem lại. Lá xoài có tác dụng diệt vi khuẩn, kháng nấm, giảm triệu chứng tay chân miệng cho trẻ rất hiệu quả. Điều này cũng đã được nhóm dược sĩ tại Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Bangladesh nghiên cứu và đưa ra kết luận: Hoạt chất Mangifera trong lá xoài có đặc tính giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm tối ưu.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá xoài từ 100-200 gram, chọn lá xoài không quá non, không sâu đem rửa sạch, đun sôi. Sau đó hòa cùng nước sạch ở mức vừa phải rồi tắm cho trẻ.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần đến khi khỏi bệnh.
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá xoài giúp giảm triệu chứng tại vết ban
>>> XEM THÊM: Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì không?
Chữa tay chân miệng cho trẻ bằng cây nhọ nồi
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng cây nhọ nồi (cỏ mực) được ông cha ta áp dụng từ rất lâu đời. Theo y học cổ truyền, cây nhọ nồi có tính mát, vị hơi chua với tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, bổ thận, giảm mẩn ngứa, chống viêm, lở loét,... Với vết ban tại chỗ tay chân miệng, phụ huynh có thể tìm cỏ mực giã nát và đắp cho trẻ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị cỏ mực từ 20-50 gram, rửa sạch và giã nát, đắp lên vết thương vùng bị tay chân miệng cho trẻ. Sau đó rửa sạch nhẹ nhàng bằng nước ấm, tránh chà sát gây kích ứng da.
- Áp dụng 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 15-20 phút.
Cách dùng lá khế chữa tay chân miệng cho trẻ
Thêm một mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ rất hiệu quả chính là sử dụng lá khế. Theo y học cổ truyền, lá khế có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm mát dịu nhẹ, thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Trẻ bị tay chân miệng tắm nước lá khế sẽ giảm ngứa ngáy vết ban, chống viêm, hạn chế tối đa biến chứng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200-500 gram lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi trong 10 phút.
- Đổ ra chậu, lấy bã lá khế ra ngoài.
- Hòa cùng nước sạch đến nhiệt độ vừa phải và tắm cho trẻ.
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ có tính mát, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau. Nhiều nghiên cứu nhận định trong lá đơn đỏ có chứa tanin, saponin, coumarin, flavonoid là các hoạt chất chống viêm, giảm ngứa rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá đơn đỏ, rửa sạch và đun sôi. Sau đó vớt ra, hòa cùng nước sạch đến khi nước ấm vừa phải và tắm cho trẻ.
Tắm lá đơn đỏ là mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ
>>> XEM THÊM: Tại sao trẻ bị bệnh tay chân miệng cần phải tạm nghỉ học và cách ly tại nhà
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá đinh lăng
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá đinh lăng được nhiều phụ huynh tin tưởng do có công dụng giảm đau, trị viêm, chống dị ứng, mụn nhọt, giảm triệu chứng tay chân miệng, giúp trẻ thoải mái hơn. Không những thế, uống nước lá đinh lăng giúp đẩy lùi tay chân miệng cho bé nhanh chóng bởi thành phần hoạt chất kháng khuẩn mạnh.
Cách thực hiện:
- Lấy lá đinh lăng sắc lên uống hoặc hòa với nước sạch cho trẻ tay chân miệng tắm hàng ngày giúp giảm viêm trên da và chóng lành vết thương.
Mẹo chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm chứa nhiều hoạt chất với khả năng chống viêm, giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm da. Trẻ bị tay chân miệng có thể sử dụng mật ong hàng ngày giúp mau chóng bình phục.
Cách thực hiện:
- Lấy lượng mật ong vừa đủ bôi lên vùng da tổn thương, đợi trong khoảng 5-7 phút, sau đó rửa sạch bằng nước.
- Thực hiện 2-3 lần/ngày tới khi trẻ khỏi bệnh.
Dùng dầu dừa giúp cải thiện tay chân miệng ở trẻ
Sử dụng dầu dừa chữa tay chân miệng là 1 mẹo rất hiệu quả. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm, giảm khô rát, sưng tấy. Từ đó tình trạng kích ứng da cũng sẽ thuyên giảm.
Cách thực hiện:
- Bôi dầu dừa vào vết ban của trẻ, để khô dần trong 10-20 phút, sau đó rửa bằng nước ấm giúp trẻ thoải mái hơn.
Cách dùng nha đam giúp giảm viêm da cho trẻ tay chân miệng
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng nha đam đã không còn xa lạ với chúng ta. Nha đam có tính mát, cung cấp độ ẩm cao giúp vùng da phát ban giảm ngứa, rát, khó chịu. Với thành phần EGCG dồi dào, nha đam sẽ giúp giảm thâm vết ban tay chân miệng rất tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 thanh nha đam, tách phần bỏ lấy gel bên trong.
- Đắp lên vết thương trong 20-30 phút và rửa lại bằng nước ấm.
- Thực hiện 1-2 lần ngày.
>>> XEM THÊM: Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng tỏi
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng bằng tỏi sẽ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Khoa học hiện đại chứng minh tỏi có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa độc tố tích tụ dưới da gây bệnh nhờ có chứa các hoạt chất như allicin, phytonutrients, ajoene.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 củ tỏi, giã nát cắt lấy phần cốt.
- Lấy tăm bông thấm phần tinh chất tỏi chấm trên da dịu nhẹ.
Lưu ý: Có thể tinh chất tỏi hơi cay, gây rát nên bạn hãy cân nhắc trước khi thực hiện.
Tinh chất tỏi chấm lên vết ban là mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ hiệu quả
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ bằng lá lốt
Lá lốt có rất nhiều công dụng, được ứng dụng trong chế biến thực phẩm và một số bệnh da liễu. Trong lá lốt có các hoạt chất quý như flavonoid, ancaloit, benzyl,... giúp giảm đau, kháng khuẩn, ngừa bội nhiễm vết thương tay chân miệng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200-400 gram lá lốt rửa sạch, đun sôi rồi tắm cho trẻ.
- Thực hiện đều đặn hằng ngày tới khi khỏi bệnh.
Mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ
Lá trà xanh sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh tay chân miệng cho trẻ rất hiệu quả do chứa chất chống oxy hóa hàm lượng cao, giúp phục hồi các tổn thương da, đồng thời giảm thâm sẹo sau khỏi bệnh.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá trà xanh tươi, rửa sạch, đun sôi và tắm cho trẻ hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ bằng bộ đôi Subạc
Cần phải hiểu nguyên nhân sâu xa gây bệnh tay chân miệng là sức đề kháng của trẻ đang suy yếu, đây là cơ hội cho virus tấn công. Bên cạnh áp dụng các mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ nêu trên, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ sử dụng sản phẩm có sự góp mặt các dược liệu hỗ trợ cải thiện bệnh, kết hợp với những vi chất phục vụ quá trình phát triển của trẻ, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên như cốm Subạc. Cốm Subạc là phiên bản hoàn chỉnh giúp trẻ giảm triệu chứng bệnh, hỗ trợ điều trị tay chân miệng nhanh chóng, cho hiệu quả bền vững và không gây tác dụng phụ.
Subạc cốm được bào chế dạng cốm rất dễ thu nạp, khắc phục được tình trạng hóc, nghẹn như khi sử dụng thuốc dạng viên nén, an toàn với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Bộ đôi Subạc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ
>>> XEM THÊM: Trẻ bị bệnh tay chân miệng có dùng gel Subạc được không?
Bên cạnh đó, trẻ bị tay chân miệng nên kết hợp sử dụng gel Subạc giúp giảm đau, ngứa rát, sưng tấy tại chỗ các vết ban do virus gây nên. Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc, kết hợp cùng chitosan, dịch chiết neem giúp ngăn chặn quá trình hoạt động của vi khuẩn, kháng nấm, thúc đẩy tái tạo da mới rất hiệu quả.
Bộ đôi Subạc “trong uống - ngoài bôi” sẽ hỗ trợ điều trị tay chân miệng giúp giảm tình trạng bệnh, mau lành vết thương, phòng ngừa tái phát, hình thành lá chắn bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích về mẹo chữa tay chân miệng cho trẻ từ nguyên liệu tự nhiên. Nếu còn thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận hoặc gọi điện để được chuyên gia tư vấn ngay nhé!
Dược sĩ Nhật Hạ
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Bộ đôi gel và cốm Subạc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Nguồn tham khảo
https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/treatment.html
https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hand-foot-mouth-treatment