Chào bạn, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus tiêu hoá gây ra. Tác nhân phổ biến nhất là coxsackie A16 và enterovirus 71. Bệnh có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong năm nhưng phổ biến hơn vào mùa thu (tầm tháng 9 ở nước ta) và thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi. Về câu hỏi của bạn, chuyên gia xin được tư vấn như sau:
Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì cho nhanh hồi phục?
Khi bị bệnh, trẻ thường không muốn ăn, thậm chí bỏ ăn vì bé bị đau ở các vết loét trong miệng.
Bệnh tay chân miệng khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn
Hơn nữa, những triệu chứng sốt, đau họng cũng làm bé mệt mỏi, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì vậy, chuyện ăn uống của trẻ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình điều trị bệnh. Cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày cho trẻ.
- Cần chuẩn bị thức ăn mềm nhuyễn, đủ chất. Kể cả rau củ quả cũng nên làm nhuyễn cho trẻ. Cần làm nguội thức ăn trước khi cho trẻ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ do trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).
- Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.
Đồng thời, phụ huynh có thể tham khảo các món ăn giúp trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa và vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng như:
- Do những vết loét ở lưỡi, lợi sẽ khiến trẻ đau khi nhai, khó nuốt nên việc uống sữa sẽ dễ dàng hơn. Sữa chứa nhiều protein giúp trẻ mau hồi phục và cung cấp nước để ngăn tình trạng mất nước.
- Phụ huynh nên nấu cháo bột hoặc xay cháo, các loại thịt và rau củ thật nhuyễn để đảm bảo đầy đủ chất cho trẻ, giúp bé có thể bỏ qua bước nhai, tránh gây đau ở miệng.
Sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho trẻ bị tay chân miệng. Món ăn này bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa của trẻ làm việc tốt hơn.
Nên cho trẻ ăn sữa chua khi bị tay chân miệng
- Nước ép hoặc sinh tố hoa quả giúp bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng.
- Đu đủ là thực phẩm có vị ngọt và mềm, sẽ không ma sát lên các vết loét trong khoang miệng mà còn làm dịu chúng. Đồng thời, đu đủ giàu vitamin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ.
- Trứng là món ăn thơm ngon, mềm và giúp trẻ không đau đớn trong quá trình nhai nuốt. Ngoài ra, bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món khác nhau như chiên, luộc, hấp, nấu canh để thay đổi mùi vị cho bé ăn mỗi ngày.
- Trường hợp trẻ trên 1 tuổi bị tay chân miệng thì có thể cho bé dùng nước dừa để bổ sung nước và chất điện giải. Nước dừa là loại thức uống mát, thơm, dễ uống và có thể làm dịu nhẹ các vết loét.
- Cảm giác lạnh của kem có thể giảm đau tạm thời và giúp bé dễ chịu hơn đối với các vết lở loét trong khoang miệng. Nên cho bé ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau, vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh các loại kem socola vì chúng có thể khiến các vết loét nghiêm trọng hơn.
- Khoai tây là một dạng tinh bột, bao gồm vitamin C, B6, mangan, phốt pho, niacin và acid pantothenic trong thành phần và có thể dùng để thay thế các loại cháo, bột, súp mà con bạn đang dùng.
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Thông thường, bệnh tay chân miệng sẽ được chỉ định điều trị tại nhà bằng một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như: Thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol, dung dịch sát khuẩn vết loét và mụn nước… Kết hợp với cách chăm sóc trẻ đúng cách bao gồm:
- Cho bé tạm nghỉ học và cách ly để tránh lây sang trẻ lành.
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chăm sóc, vệ sinh cho bé vì cha mẹ cũng có thể bị lây bệnh.
- Cần đảm bảo trẻ uống nhiều nước và ăn đủ chất.
- Sát khuẩn đồ chơi, quần áo, bát đũa trẻ.
- Theo dõi biểu hiện của con để kịp thời xử lý nếu bệnh trở nặng.
Dùng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tay chân miệng an toàn, hiệu quả
Để giúp trẻ mau lành bệnh và tránh những biến chứng của tay chân miệng, ngoài việc bổ sung những thực phẩm cần thiết ở trên, nhiều chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược an toàn và hiệu quả cao.
Tiêu biểu trong số đó là bộ đôi sản phẩm cốm và gel bôi ngoài da Subạc. Cốm Subạc với thành phần L-Lysine, kẽm gluconate, kali iodid kết hợp các thảo dược quý như: Cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ… cùng vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ giảm bớt triệu chứng bệnh tay chân miệng và đề phòng biến chứng của bệnh hiệu quả.
Cốm Subạc vị ngọt thơm dễ uống, thích hợp dùng cho trẻ em
Gel bôi ngoài da Subạc chứa nano bạc, chiết xuất neem, chitosan… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các tổn thương do bệnh tay chân miệng gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo.
Cảm nhận người dùng
Sản phẩm Subạc đã giúp rất nhiều bệnh nhân đối phó với tay chân miệng cũng như các bệnh ngoài da do virus khác hiệu quả.
Tiêu biểu như trường hợp chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại 0963121251). Nhờ Subạc, con trai chị đã vượt qua được bệnh tay chân miệng an toàn.
Hay như trường hợp chị Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại 0344.232.386) cũng đã cải thiện bệnh thuỷ đậu dễ dàng nhờ gel Subạc.
Đánh giá của chuyên gia
Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.
Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì. Để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi Subạc mỗi ngày, bạn nhé!
Mọi thông tin về trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì cũng như tư vấn thêm về sản phẩm Subạc, mời bạn liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545.
Nguyễn Duyên
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!