Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?

Chào chuyên gia. Tôi có con nhỏ, cháu mới được 2 tuổi, bị tay chân miệng nổi mụn ở mặt tay chân, đùi,… và miệng bị loét nhiều. Tôi đã cho cháu đi khám và hiện đang uống thuốc, bôi thuốc theo đơn bác sĩ kê, nhưng vẫn chưa khỏi. Tôi nghe nhiều người nói, bệnh này cần kiêng không được tắm rửa. Vì vậy, tôi muốn hỏi chuyên gia: Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không ạ?
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào bạn Thu Thủy, cảm ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc trẻ bị tay chân miệng có tắm được không? Chúng tôi xin phép giải đáp câu hỏi này.

Trước hết, bạn cần hiểu:

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây nên. Bệnh lây lan rất nhanh và chủ yếu thông qua đường tiêu hóa. Đây là một căn bệnh phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng đó là trẻ bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, sổ mũi liên tục trong vòng một vài ngày. Sau khoảng 2 - 3 ngày, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn xuất hiện các loại mụn nước ở niêm mạc, trong lòng bàn tay và lòng bàn chân của trẻ. Một số loại mụn nước mọc ở trong miệng của trẻ, qua tiếp xúc với thức ăn bị dập ra và vỡ tạo nên các vết loét đỏ đau rát, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống.

 

Vậy trẻ bị tay chân miệng có được tắm không?

Khi trẻ bị tay chân miệng, xung quanh người sẽ xuất hiện các bọc mụn nước. Sau khoảng 7 - 10 ngày, các mụn này sẽ bắt đầu khô lại. Nhiều cha mẹ lo lắng, nếu các mụn nước bị vỡ thì bé sẽ dễ bị nhiễm trùng nên hạn chế đụng vào để không làm chúng bị vỡ, đặc biệt là phải kiêng nước cho bé luôn. Đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm. Việc không cho các nốt mụn bị vỡ là đúng, tuy nhiên kiêng tắm cho trẻ bị tay chân miệng thì là hoàn toàn sai bởi nếu không cho bé tắm, các loại vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện để phát triển, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm bắt nguồn từ bệnh tay chân miệng.

Điều quan trọng khi trẻ bị tay chân miệng đó là các mẹ cần luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé. Khi được giữ gìn vệ sinh, trẻ sẽ tăng khả năng đề kháng chống lại các virus gây bệnh. Do đó, mẹ cần phải tắm rửa sạch sẽ cho bé để không cho vi khuẩn có cơ hội để phát triển. Cha mẹ cần phải lưu ý: Tắm cho bé ở nơi kín đáo, tránh gió lùa. Tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng xà phòng sát khuẩn để loại bỏ hết các vi khuẩn gây bệnh

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

- Khi phát hiện bé bị tay chân miệng, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho bé và thực hiện việc cách ly với các trẻ khác để tránh lây nhiễm bệnh. Hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh.

- Rửa sạch tay với xà phòng trước khi nấu cho bé ăn, sau khi tiếp xúc với bé và sau khi đi vệ sinh.

- Rửa sạch tay cho bé bằng xà phòng trước khi đi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Tắm cho trẻ bị tay chân miệng hàng ngày để không tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Khi tắm, cố gắng tránh không để nước chạm vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra.

- Dùng khăn sạch lau khô người cho bé sau khi tắm xong.

- Lau hoặc ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng nước dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.

- Tiệt trùng các vật dụng ăn uống hàng ngày của bé như: Thìa, bát để tránh vi khuẩn lây lan.

Hỗ trợ điều trị tay chân miệng bằng gel bôi thảo dược

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ bị tay chân miệng thì bạn cần chú ý tới chế độ ăn, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, hiện nay, còn một phương pháp an toàn và hiệu quả khác nữa bạn có thể kết hợp để hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng cho hiệu quả nhanh chóng hơn, đó chính là sử dụng gel bôi sát khuẩn, tái tạo da Subạc – Sản phẩm được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin dùng.

Bởi gel Subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Sầu Đâu, Xoan Ấn Độ), chitosan,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, giúp tăng cường khả năng tái tạo da và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì vậy, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người mắc tay chân miệng cũng như các bệnh ngoài da khác như: Sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng…

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Chuyên gia da liễu tư vấn




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.