Tại sao đã tiêm vắc xin sởi nhưng trẻ vẫn bị bệnh này?

Con gái tôi 5 tuổi, nặng 25kg, sức khoẻ của cháu rất tốt. Ngày 20/12 vừa rồi cháu mới tiêm vacxin sởi mũi đầu (mũi1) đến đêm 21/12 cháu bị sốt 39 độ, sau khi uống hạ sốt cháu chỉ còn sốt nhẹ (dưới 38 độ C) cho đến tối 22/12 cháu không còn sốt nữa và hoàn toàn bình phục. Đến đêm 23/12 cháu bị sốt trở lại kèm theo là ban đỏ. Bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương kết luận cháu đã mắc virus sởi sau khi khám và làm những xét nghiệm cần thiết. Như vậy bác sĩ có thể lý giải giúp cho tôi, lí do nào con tôi đã tiêm phòng bệnh sởi mà vẫn mắc virus sởi được không ạ?
Trả lời:

Bệnh sởi và bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Nguyên nhân gây bệnh sởi do: lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi bệnh nhân sởi ho, hắt hơi, nói chuyện, lây gián tiếp ít gặp hơn vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh. Bệnh sởi dễ lây với tỷ lệ khoảng 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa bị sởi bao giờ. Bệnh nhân sởi phát tán virus sởi cho người khác trong thời gian 4 ngày trước mọc ban hoặc 4 ngày sau mọc ban sởi.

Việc tiêm vắc xin sởi là biện pháp chủ động để phòng sởi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15 % trẻ không đáp ứng do các yếu tố như: còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc xin…

Việc tiêm phòng mũi thứ 2 là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những tình huống chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa tiêm vắc xin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch cộng đồng lên trên 95%. Cũng như các vắc xin khác, tiêm vắc xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%, và việc đáp ứng miễn dịch còn tùy thuộc vào tuổi tiêm vắc  xin, loại vắc xin, đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khỏe của từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng

Tác dụng phụ của việc tiêm vắc xin sởi: sởi được đánh giá là an toàn, các phản ứng sau tiêm thường nhẹ như: sốt, phát ban, sưng, nóng đỏ đau tại chỗ tiêm…Hầu như tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần chữa trị gì. Và thông thường, sau khi tiêm vacxin phải cần từ 2 đến 3 tuần để cớ thể tạo kháng thể bảo vệ. Trong thời gian cơ thể chưa có miễn dịch bảo vệ thì cơ thể vẫn có nguy cơ phơi nhiễm và mắc bệnh.

Qua thư của bạn: cháu mới tiêm phòng hôm 20/12. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày cháu có triệu chứng sốt và phát ban và được các bác sĩ viện nhi chẩn đoán là bị sởi, có thể được lý giải như sau: Cháu có thể đã bị nhiễm sởi trước khi tiêm phòng vắc xin (do thời gian ủ bệnh sau khi bị nhiễm virus sởi thường là từ 7 – 21 ngày, trung bình là 14 ngày), và vắc xin sởi khi tiêm phòng phải 2 – 3 tuần mới kích thích được cơ thể sinh kháng thế chống lại virus sởi.

Chính vì vậy, bạn nên cho cháu cách ly để tránh lây lan. Cho cháu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vitamin đặc biệt vitamin A, bù đủ nước và điện giải, hạ sốt, vệ sinh răng miệng, thân thể hàng ngày, dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu bất thường như: tự nhiên sốt cao lại, rối loạn ý thức, chói mắt, đi ngoài, ho nhiều hơn và có đờm…phải đưa cháu khám lại ngay các cơ sở y tế. Bên cạnh đó các bậc cha mẹ có thể sử dụng gel Subạc để điều trị cho trẻ. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên giúp sát khuẩn, làm lành tổn thương trên da, do nhiễm virus như: sởi, tay chân miệng, thủy đậu… Sản phẩm rất an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ.

Chúc cháu mau khỏe.

Chuyên viên da liễu

 




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.