Nguy cơ mắc zona thần kinh thường gặp ở đối tượng nào?

Chào bác sĩ! Bố em năm nay 50 tuổi, cách đây 1 tuần, trên cánh tay của bố em xuất hiện những đám mụn nước rất đau rát và khó chịu. Khi đi khám ở bệnh viện thì bác sĩ kết luận mắc zona thần kinh. Cho em hỏi, những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh và bố em nên điều trị như thế nào ạ? Em cảm ơn! (Hồng Nhung, Nam Định).
Trả lời:

Chào bạn! Zona thần kinh là bệnh do virus varicella-zoster gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da đó. Người mắc bệnh zona thường có những biểu hiện như sốt, xuất hiện các mụn nước gây đau rát, khó chịu. Những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh:

- Người từng mắc bệnh thủy đậu: Bất cứ ai đã từng bị thủy đậu đều có khả năng phát triển bệnh zona. Sau khi phục hồi từ bệnh thủy đậu, virus này xâm nhập vào hệ thống thần kinh và nằm ẩn trong nhiều năm. Cuối cùng, nó có thể kích hoạt và đi dọc theo đường dây thần kinh đến làn da, gây ra bệnh zona thần kinh.

- Những người trên 50 tuổi: Anne Louise Oaklander, MD, Phó giáo sư Thần kinh học tại Trường Y Harvard cho biết: Nguy cơ mắc zona tăng theo độ tuổi do hệ thống miễn dịch bị suy yếu khi tuổi tác càng cao, virus zona dễ tái phát. 70% các trường hợp bệnh zona xảy ra ở bệnh nhân trên 50 tuổi, 50% những người 80 tuổi trở lên sẽ phát triển bệnh zona. 

- Những người có hệ miễn dịch suy yếu: Một số bệnh nhất định làm suy yếu hệ miễn dịch, chẳng hạn như HIV/AIDS, các bệnh nhân ung thư đang phải hóa trị hoặc xạ trị, những người có khối u ác tính bạch huyết, người ghép tạng, đặc biệt là bệnh nhân cấy ghép tủy xương và người đang điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid đều có nguy cơ cao phát triển bệnh zona. Bởi những đối tượng này hệ miễn dịch suy yếu rất dễ nhiễm các loại virus.

Mục đích của việc điều trị là để hạn chế mức độ nghiêm trọng, giảm đau, rút ngắn thời gian phát bệnh và làm giảm những biến chứng. Hàng ngày, bố bạn nên giữ cho khu vực vết thương được sạch sẽ, mặc quần áo rộng, tránh để vết thương bị chà xát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người chưa từng bị bệnh thủy đậu và người đang bị suy giảm hệ miễn dịch.

Sử dụng các thuốc giảm đau, thuốc kháng virus (bao gồm aciclovir, famciclovir và valaciclovir) có thể giảm sự tấn công của virus gây bệnh, đồng thời, giúp giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng virus và thuốc giảm đau cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc sẽ khiến bệnh càng trầm trọng và dễ biến chứng. Bố bạn nên kết hợp sử dụng gel Subạc. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, Subạc giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, điều trị các bệnh ngoài da do virus như zona thần kinh, cải thiện triệu chứng ngứa do mụn nước và ngăn ngừa sẹo. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bố bạn nên duy trì bôi Subạc vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm cùng nước ấm, ngày 3 - 4 lần. Sản phẩm rất an toàn với da nên có thể dùng lâu dài.

Khách hàng phản hồi sử dụng sản phẩm Subạc như thế nào?

 

Nếu còn có thắc mắc và muốn tư vấn về bệnh, vui lòng liên hệ (zalo/viber): 09167550600916757545

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.