Chào bạn Ngân Giang! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn về dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng thể nặng, chuyên gia xin trả lời như sau:
Đa phần trẻ mắc tay chân miệng đều ở thể nhẹ với các biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao, tổn thương ở da như ban đỏ ở miệng, chân, tay. Đôi khi trẻ phát ban ở những vị trí khó nhìn thấy như họng, bẹn khiến mẹ khó phát hiện sớm.
Đây là những dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng thể nặng không thể bỏ qua:
- Sốt cao: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt,
- Giật mình: Đây có thể dấu hiệu của nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm. Cha mẹ chú ý quan sát triệu chứng này, ngay cả khi trẻ đang chơi. Nếu tần suất giật mình tăng theo thời gian là dấu hiệu nguy hiểm cần cấp cứu.
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc cả đêm, chỉ ngủ được 15-20 phút lại thức giấc.
Đã có nhiều trường hợp trẻ biến chứng nặng dẫn tới hậu quả đáng tiếc. Trong suốt 7-10 ngày chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có một trong 3 dấu hiệu trên thì cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được điều trị sớm.
Để giảm nguy cơ biến chứng và thời gian điều trị bệnh tay chân miệng cho con, bạn nên kết hợp cho con dùng Cốm và Gel Subạc. Trong đó Cốm Subạc cho tác động kép, giúp con tăng cường sức đề kháng để chống lại virus, đồng thời trực tiếp hỗ trợ quá trình kháng virus, kháng viêm. Kết hợp với gel Subạc để làm sạch và kháng virus trên da, ngăn cho các nốt ban lan rộng hơn.
Tay chận miệng thường ở thể nhẹ, phụ huynh không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc thì thường sau khoảng 1 tuần sức khỏe của con sẽ trở lại bình thường.
Nếu còn thắc mắc liên quan tới chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cũng như các bệnh virus khác, hãy gửi câu hỏi về cho chuyên gia của chúng tôi để nhận được giải đáp đầy đủ nhất. Chúc con bạn mau khỏe!
Cần chú ý theo dõi để phát hiện kịp thời khi con bị tay chân miệng chuyển nặng