Khi bị thủy đậu, việc kiêng cữ là điều mà ai cũng quan tâm, một trong những câu hỏi được nhiều người tìm kiếm đó là: “Bị thủy đậu có được gội đầu không?”. Như chúng ta đã biết, đây là căn bệnh phổ biến trên da mà rất nhiều người từng mắc phải. Bệnh tuy tương đối lành tính nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến chứng nguy hiểm hoặc để lại sẹo thâm lõm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như đời sống của người mắc.
Thủy đậu và con đường lây bệnh là gì?
Thủy đậu là một bệnh ngoài da do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh xuất hiện vào thời điểm giao mùa, có tốc độ lây lan nhanh, nếu như không cẩn thận trong khi ăn uống hoặc vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh phát tán càng mạnh và gia tăng mức độ nguy hiểm.
Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?
Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh thủy đậu là qua hô hấp, dịch tiết nước bọt,… khi nói chuyện với người mắc. Thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 tuần trước khi có triệu chứng xuất hiện. Virus có thể tồn tại và trú ngụ nhiều ở vị trí khác nhau như: Trên giường, chăn, chiếu, màn và đồ chơi,… Chính vì thế, cần giữ gìn vệ sinh không gian sống được sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp..
Cách nhận biết dấu hiệu thủy đậu
Thủy đậu như đã nói ở trên, là một bệnh ngoài da do nhiễm virus. Do đó, đặc thù của virus này thường có một chu trình nhất định, nên biểu hiện thủy đậu phát tán ra bên ngoài thông qua các giai đoạn để nhận diện cụ thể như sau:
- Thời kỳ ủ bệnh (từ 1 – 2 tuần đầu): Tại thời điểm này, người bị nhiễm thủy đậu vẫn chưa thấy biểu hiện gì rõ rệt. Có chăng chỉ là cảm giác hơi mệt mỏi, thỉnh thoảng hơi sốt nhẹ khoảng 37,5 độ C nên mọi người đều rất khó nhận diện chúng.
- Thời kỳ khởi phát: Khoảng 24 – 48 giờ, người bệnh sốt (sốt cao ở người suy giảm miễn dịch) kèm theo các biểu hiện như toát mồ hôi, sốt cao khoảng 38 độ C, nhức đầu, chán ăn và có thể bắt đầu kèm theo nốt phát ban.
- Thời kỳ toàn phát: Người bệnh giảm sốt, nổi bọng nước trên da màu hồng ở đầu, mặt và lan ra toàn thân.
- Thời kỳ hồi phục: Một tuần sau khi các bọng nước mọc rầm rộ, chúng bắt đầu khô lại và xẹp đi rất dễ trông thấy bằng mắt thường.
Từ khi phát bệnh đến lúc mụn nước thủy đậu bay hết khoảng 14 – 16 ngày. Ở người lớn, mụn mọc rất dày, nổi mụn cương từng đợt, kèm theo biểu hiện mệt mỏi và đau nhức. Nếu không chăm sóc và vệ sinh tốt, bệnh có thể gây nên những biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng da tại nốt đậu. Nặng hơn nữa thì gây nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não,...
Bị thủy đậu có được gội đầu không?
Theo quan niệm của người xưa, bị thủy đậu cần kiêng nước. Do đó, nhiều người sẽ trả lời cho câu hỏi bị thủy đậu có được gội đầu không là không được. Tuy nhiên, đây là quan niệm chưa được chứng thực nên câu hỏi bệnh thủy đậu có được gội đầu, tắm rửa không vẫn là mối quan tâm của rất nhiều người.
Theo như thống kê, bệnh thủy đậu thường bùng phát mạnh mẽ vào mùa nóng bởi lúc này cơ thể luôn bài tiết mồ hôi. Nếu như theo quan niệm kia, kiêng nước kiêng luôn tắm gội thì chắc chắn sẽ vô cùng khó chịu, hôi bẩn.
Thực tế, khi càng tiết ra nhiều mồ hôi dù trên bất cứ chỗ nào của cơ thể hay da đầu đều tạo ra sự bết dính. Nếu không tắm gội sẽ càng khiến những nốt phỏng thủy đậu có nguy cơ bị nhiễm trùng, khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Ngoài ra, da đầu cũng là một nơi khá là nhạy cảm, nếu không được gội sạch sẽ hàng ngày thì vô cùng ngứa ngáy, khó chịu và cảm giác này sẽ tăng lên khi mắc bệnh thủy đậu. Lúc này, người bệnh sẽ có xu hướng gãi ngứa làm cho nốt mụn trên da bị trầy xước hoặc vỡ. Khả năng lây nhiễm sang vùng da lành bệnh khiến nguy cơ để lại sẹo và nhiễm trùng dễ biến chứng là rất cao.
Trước những lập luận trên, với câu hỏi bị thủy đậu có được gội đầu không thì câu trả lời là CÓ - Người bệnh nên tắm rửa, gội đầu mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh thân thể, tránh nguy cơ bội nhiễm.
Những lưu ý gội đầu khi bị thủy đậu
Việc gội đầu sạch sẽ là điều cần thiết, tuy nhiên, có một số lưu ý khi bị thủy đậu gội đầu cần:
- Gội thật nhẹ nhàng, không gãi mạnh làm thương tổn những nốt thủy đậu dù rất ngứa. Nên gội đầu bằng nước ấm, dùng thịt đầu ngón tay để gãi nhẹ và tuyệt đối nên cắt ngắn móng khi gội đầu để tránh làm các nốt phỏng vỡ ra.
- Ngoài ra, cần chú ý thêm không được gội đầu quá lâu. Trong trường hợp các nốt phỏng đã bị vỡ thì người bệnh cũng cần phải bôi thuốc chống nhiễm khuẩn và sử dụng thêm thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ để bệnh mau khỏi.
Hỗ trợ điều trị thủy đậu bằng gel Subạc
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bị thủy đậu có được gội đầu không. Hy vọng đã đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, hiện nay các chuyên gia còn khuyên người bị thủy đậu nên sử dụng kết hợp với sản phẩm gel bôi có nguồn gốc thảo dược tự nhiên. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới là gel làm sạch, sát khuẩn, tái tạo da và ngăn ngừa sẹo Subạc.
Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn của bạc và tác dụng này càng được nhân lên gấp bội khi chúng được bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Khi nano bạc được kết hợp với các dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo như dịch chiết neem, chitosan,… đã tạo nên một công thức độc đáo giúp đẩy nhanh quá trình hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu cũng như một số bệnh ngoài da do virus khác như: Sởi, tay chân miệng, zona..., hay các vết bỏng nhẹ, vết thương do côn trùng cắn, muỗi đốt. Để thuận tiện trong việc sử dụng, các nhà khoa học đã bào chế công thức này thành dạng gel bôi tiện dùng, phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Chia sẻ của khách hàng
Tiêu biểu như chị Nguyễn Thị Hồng (ở Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) bị thủy đậu trong lúc đang mang thai. May mắn khi chị biết tới gel Subạc, sử dụng vài ngày, các nốt mụn đã dần cải thiện. Để hiểu rõ về quá trình vượt qua thủy đậu của chị Hồng, bạn hãy xem chia sẻ của chị tại video này:
Đánh giá của chuyên gia
“Khi bị thủy đậu, bạn cần đi khám và điều trị sớm. Bạn nên dùng gel Subạc để bảo vệ da và cải thiện tình trạng thủy đậu”.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc bị thủy đậu có được gội đầu không? Và đồng thời, cũng đưa ra gợi ý hay cho bạn đó chính là sử dụng sản phẩm thảo dược gel Subạc để làm tăng hiệu quả điều trị. Chúc bạn sức khỏe!
Để được giải đáp thêm về bị thủy đậu có được gội đầu không? Hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng gọi (zalo/viber): 0916755060 - 0916757545
Ngoài ra, chị tham khảo sử dụng sản phẩm cốm Subạc. Cốm Subạc phần chiết xuất từ thảo dược: Cao lá nem, Cao lá xoài, Cao nhọ nồi, Cao tạo giác thích, Cao bạch chỉ, Kẽm Gluconate...Có tính Kháng sinh thực vật. Có tác dụng tăng cường sức đề kháng sức đề kháng cho người bệnh. Hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus. hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Giúp chống viêm, tiêu sưng, giúp làm lành vết thương. Phòng ngừa những bệnh do virus chị ạ.
Để được tư vấn trực tiếp chị liên hệ lên tổng đài miễn phí 18006107 hoặc số 0916755060 – 0916757545 (zalo,viber). Chúc chị sức khỏe!