Những biện pháp tự nhiên giúp trẻ bị thuỷ đậu giảm ngứa hiệu quả

Trẻ bị thuỷ đậu là tình trạng khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì bé thường khó chịu, quấy khóc do ngứa ngáy tại các vết mụn nước. Điều này khiến nhiều cha mẹ luôn muốn tìm kiếm những biện pháp an toàn để giảm ngứa cho các con.  Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh và gợi ý một số cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa cho trẻ tại nhà.

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị thuỷ đậu

Thuỷ đậu là bệnh ngoài da do virus Varicella Zoster  gây ra. Bệnh dễ lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện) hoặc lây từ các chất dịch ở nốt phỏng.

Thông thường, từ lúc trẻ nhiễm phải virus đến lúc phát bệnh là khoảng 2-3 tuần.

Những triệu chứng trẻ bị thuỷ đậu thường bao gồm: Chán ăn, mệt mỏi, sốt, đau đầu. Trẻ xuất hiện phát ban đỏ với đường kính vài milimet trong 24 - 48 giờ đầu. Một số trẻ còn có hạch sau tai, kèm viêm họng. Sau đó, các nốt ban đỏ có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu. 

Ngứa, sốt, đau bụng, mệt mỏi… là một số biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ bị thủy đậu

Ngứa, sốt, đau bụng, mệt mỏi… là một số biểu hiện dễ nhận biết ở trẻ bị thủy đậu 

Hotline

Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể trẻ bệnh. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ. Từ 7 - 10 ngày sau khi phát bệnh, các mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục trở lại.

Thuỷ đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên, nếu không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Một số biến chứng khác như: Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những di chứng sau này.

Đặc biệt, sau khi khỏi bệnh, virus thuỷ đậu vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (ngủ đông). Nhiều năm sau đó, khi có điều kiện thuận lợi như sức đề kháng suy giảm hay những yếu tố khác, chúng sẽ hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona.

>>> XEM THÊM: 6 dấu hiệu sớm của bệnh thuỷ đậu

Phương pháp điều trị và cách phòng tránh thuỷ đậu

Hiện nay, thuỷ đậu vẫn chưa có thuốc đặc trị. Những loại thuốc được chỉ định chủ yếu nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ cần tuyệt đối không tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nào  để sử dụng cho trẻ. Nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh, cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.

 Bệnh thủy đậu rất dễ lây truyền qua đường hô hấp

Bệnh thủy đậu rất dễ lây truyền qua đường hô hấp

Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định nghỉ ngơi, cách ly và sử dụng thuốc theo đơn tại nhà bằng cách:

- Với các nốt mụn nước trên cơ thể, bạn có thể dùng thuốc tím để bôi lên nốt mụn nước nhằm kháng viêm và ngăn ngừa sẹo hình thành.

- Khi mụn nước bị vỡ ra, có thể sử dụng dung dịch xanh methylen bôi lên. Tuyệt đối không được dùng thuốc bôi mỡ hay thuốc đỏ.

- Tuyệt đối không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi.

- Cho trẻ mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.

- Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.

- Giữ gìn vệ sinh cơ thể bằng các dung dịch sát khuẩn, sử dụng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng.

Bởi thuỷ đậu là bệnh do virus gây ra nên cha mẹ có thể lưu ý các biện pháp phòng tránh như:

- Tiêm vắc-xin thuỷ đậu cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên.

 Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin có tác dụng lâu bền

Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin có tác dụng lâu bền

- Cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung nước, vitamin C để tăng hệ miễn dịch.

- Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, tránh ẩm mốc.

- Tạo cho trẻ thói quen súc miệng nước muối loãng và rửa tay bằng xà phòng hàng ngày.

>>> XEM THÊM: Thuỷ đậu điều trị như thế nào?

Một số nguyên liệu tự nhiên giúp đối phó với thuỷ đậu

Khi bị thuỷ đậu, trẻ thường quấy khóc nhiều do các nốt mụn gây ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, cha mẹ có thể tham khảo một số cách giảm ngứa dưới đây:

Nha đam

Gel nha đam (lô hội) có tác dụng làm dịu mát da bị viêm và ngứa trong bệnh thủy đậu bởi nó có đặc tính kháng viêm và giữ ẩm rất tốt. Nha đam cũng tuyệt đối an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Bạn có thể rửa sạch 1-2 lá nha đam. Sau đó, vạt bỏ lớp vỏ ngoài, gạt lớp gel bên trong vào hộp sạch có nắp đậy. Bôi trực tiếp gel này lên các vết mụn nước 2-3 lần/ ngày cho trẻ.

 Lá neem

Cây neem, hay xoan Ấn Độ, có chứa các đặc tính chống virus và kháng khuẩn cao. Nó giúp giảm ngứa tức thì, làm khô các mụn nước, do đó đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Mẹ có thể giã nhỏ một nắm lá neem với nước sạch. Dùng hỗn hợp này đắp lên các vết mụn 2 lần một ngày. Hoặc có thể dùng lá neem vò mềm, cho vào nước tắm rồi để trẻ ngâm mình trong đó.

Chanh

Chanh chứa vitamin C và chất chống oxy hóa đẩy nhanh quá trình chữa lành vết sẹo thủy đậu, giảm ngứa hiệu quả.

Bạn có thể pha loãng 2 muỗng cà phê nước cốt chanh với một ly nước ấm. Dùng tăm bông bôi hỗn hợp lên các nốt mụn. Sau vài phút, dùng khăn ẩm lau sạch. Nên áp dụng phương pháp này cho trẻ 2 lần/ ngày.

Lá ổi

Lá ổi thường được sử dụng trong Đông y và y học cổ Ấn Độ cho các nhiễm trùng, kích ứng da. Chúng rất giàu vitamin C và cũng có đặc tính kháng khuẩn nên giúp trẻ bị thuỷ đậu giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và giúp nhanh khô mụn.

Mẹ có thể dụng 10-12 lá ổi tươi, đun sôi với 2 cốc nước. Sau đó lọc lấy nước, chờ nguội bớt rồi cho thêm 2 thìa mật ong vào. Cho trẻ uống 2-3 ly mỗi ngày khi nước còn ấm.

Hoa cúc vạn thọ và lá cây phỉ

Hoa cúc vạn thọ có đặc tính giữ ẩm da, lá cây phỉ kháng khuẩn rất tốt. Kết hợp 2 thảo dược này giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại các mụn nước thuỷ đậu rất hiệu quả.

Bạn ngâm 2 muỗng canh cánh hoa cúc vạn thọ cùng 5-6 lá cây phỉ trong nước qua đêm. Sau đó giã nhỏ thành hỗn hợp sệt rồi đắp trực tiếp lên các nốt mụn cho trẻ. Bạn hãy làm cách này 2 lần mỗi ngày.

Đậu Hà Lan

Theo y học cổ truyền Ấn Độ, việc sử dụng đậu Hà Lan để áp dụng lên mụn nước và tổn thương giúp bệnh nhanh phục hồi hơn. Chúng chứa vitamin B6, vitamin C và axit folic nên có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và làm dịu da bị kích thích.

Bạn hãy luộc kỹ 200g hạt đậu Hà Lan với nước sạch. Nghiền hỗn hợp thu được thành bột nhão rồi đắp lên các nốt mụn khoảng 1 tiếng, sau đó tắm lại bằng nước sạch. Mẹ nên làm điều này 1 ngày một lần cho trẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Hải cũng đưa ra thêm lời khuyên về điều trị thuỷ đậu bằng sản phẩm thiên nhiên trong video dưới đây.

Sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thuỷ đậu

Những biện pháp trên tuy có tác dụng giảm ngứa ở bệnh thuỷ đậu rất tốt nhưng lại tốn  thời gian để chuẩn bị khiến nhiều phụ huynh bận rộn cảm thấy lo lắng và mong muốn tìm kiếm được giải pháp tiện lợi và an toàn hơn.

Vì vậy, các nhà khoa học dày công nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm cốm Subạc với thành phần thảo dược quý như cao lá neem, lá xoài, bạch chỉ, kết hợp kẽm gluconate, L-Lysine và vitamin C tạo thành một công thức toàn diện giúp tăng sức đề kháng từ bên trong, giảm nguy cơ mắc các bệnh ngoài da do virus, hỗ trợ điều trị và rút ngắn thời gian kéo dài của thuỷ đậu, zona, sởi, chốc lở, chân tay miệng... Cụ thể, một số công dụng của các thành phần trong cốm Subạc bao gồm:

 - Cao lá neem: Có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm mạnh, hỗ trợ trong điều trị bệnh viêm da do vi trùng như mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn nước hay một số bệnh ngoài da khác như lở loét, chốc lở...

- Cao lá xoài: Hoạt chất mangiferin và isomangiferin có trong lá xoài với nồng độ 25 – 250 µg/ml, có tác dụng ức chế sự phát triển của virus Herpes (gây ra bệnh herpes, thuỷ đậu, zona) tới 69,5%.

- Vitamin C: Là một chất chống oxy hóa mạnh, góp phần hỗ trợ chức năng hàng rào biểu mô chống lại mầm bệnh và thúc đẩy hoạt động quét oxy hóa của da, do đó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.

- Kẽm gluconate: Kẽm không chỉ cải thiện chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào mà còn hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm. Do đó, bổ sung kẽm bằng đường uống giúp cải thiện khả năng miễn dịch và điều chỉnh hiệu quả các phản ứng của cơ thể với tình trạng viêm nhiễm do virus gây ra.

 Cốm Subạc vị ngọt thơm, dễ uống

Cốm Subạc vị ngọt thơm, dễ uống

Đặt mua ngay

Ngoài ra, cha mẹ nên sử dụng thêm sản phẩm gel bôi ngoài da subạc có chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Xoan Ấn Độ, Sầu Đâu), chitosan,… giúp làm sạch, sát khuẩn, chống viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình lành các nốt mụn, tổn thương do thủy đậu gây nên, tái tạo da, ngăn ngừa hình thành sẹo... thúc đẩy quá trình điều trị bệnh.

 Gel Subạc hỗ trợ làm lành vết mụn, rút ngắn quá trình điều trị bệnh

Gel Subạc hỗ trợ làm lành vết mụn, rút ngắn quá trình điều trị bệnh

Cảm nhận người dùng

Với tính an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như gel Subạc.

Điển hình như trường hợp chị Trần Thị Thu Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại: 0344.232.386). Do bị nhiễm bệnh thuỷ đậu ở tháng thứ 6 của thai kỳ nên chị rất lo lắng. Nhưng nhờ gel Subạc chị đã vượt qua bệnh dễ dàng. Chị Hồng chia sẻ thêm trong video bên dưới.

Hay như vợ chồng chị Hương (ở Hà Nội) cũng đã giảm hẳn các triệu chứng bệnh thuỷ đậu chỉ sau 3 - 4 ngày dùng gel Subạc. Theo dõi quá trình điều trị thuỷ đậu của vợ chồng chị Hương TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.

Tiêu biểu như ý kiến của TS. Nguyễn Thị Vân Anh về tác dụng điều trị thuỷ đậu và tính an toàn của cốm Subạc trong video dưới đây.

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn bị thuỷ đậu dùng Subạc để nhanh khỏi 

Để cải thiện tình trạng bệnh thuỷ đậu hiệu quả, ngoài áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, hãy cho trẻ kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi Subạc mỗi ngày, bạn nhé! 

Nếu cần thêm thông tin về những biện pháp tự nhiên giúp giảm ngứa thủy đậu ở trẻ và tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc  liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545.

Nguyễn Duyên 

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.