Cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu khi có người thân mắc bệnh

Thuỷ đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Do rất dễ lây lan, nên cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu luôn được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt khi trong nhà có người thân đang mắc phải bệnh này. Cùng tìm hiểu 5 bước phòng ngừa thuỷ đậu hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh thuỷ đậu là gì?

Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh đặc trưng với các biểu hiện như: Sốt trên 38 độ C, mệt mỏi, chán ăn, mụn nước mọc toàn thân gây ngứa ngáy, khó chịu.

 Sốt trên 38 độ C là triệu chứng điển hình của thuỷ đậu

Sốt trên 38 độ C là triệu chứng điển hình của thuỷ đậu

Hotline

Đối tượng tấn công chủ yếu của virus thuỷ đậu là trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể bị bệnh. Người bệnh có thể thấy xuất hiện hơn 500 nốt mụn nước trên cơ thể. Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với virus này. Nhưng virus thuỷ đậu sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống dây thần kinh và có thể tái hoạt gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân, trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm

Bệnh thuỷ đậu có nguy hiểm không?

Thông thường, mụn thuỷ đậu sẽ biến mất sau khoảng 7-10 ngày. Nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng phổ biến nhất là nhiễm trùng da nơi mụn nước do gãi, vô tình làm vỡ mụn nước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Lúc này, bệnh nhân sẽ có các mụn nước chứa mủ vàng, xanh. Sau khi khỏi rất dễ để lại sẹo rỗ, thâm. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể vào sâu bên trong gây nhiễm trùng huyết.

Một số người bệnh bị biến chứng nặng như: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa hay viêm thanh quản, thậm chí là viêm thận cấp (đi tiểu ra máu).

Một số trường hợp khác có thể dẫn đến biến chứng viêm não - màng não rất nguy hiểm, khả năng gây tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ dễ bị biến chứng viêm phổi, hoặc gây sảy thai, dị tật thai nhi… đặc biệt khi nhiễm virus này trong những tháng đầu của thai kỳ.

>>> XEM THÊM: Thuỷ đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi?

5 bước trong cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Virus thuỷ đậu có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc da với dịch tiết từ mụn nước. Vì vậy, khi trong nhà có người thân bị mắc bệnh rất dễ lây cho người chưa từng bị thuỷ đậu hoặc chưa được tiêm vắc-xin trước đó. Do đó, cách phòng tránh bệnh thuỷ đậu hiệu quả mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

Bước 1:

Bạn cần tiêm vắc-xin thuỷ đậu ngay khi một thành viên trong gia đình bị bệnh. Ngay cả khi không may mắc bệnh sau khi tiêm, các triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn so với khi bạn không tiêm.

 Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả nhất

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả nhất

Theo quy định, vắc-xin thuỷ đậu được chỉ định cho trẻ từ đủ 12 tháng tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai không nên tiêm vắc-xin này.

Bước 2:

Bệnh thủy đậu cực dễ lây lan, nên cách tốt nhất là bạn cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh ít nhất có thể. Nên cách ly bệnh nhân trong phòng riêng, khi chăm sóc nên đeo khẩu trang y tế và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi rời khỏi phòng.

Tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, khăn mặt, bát,  đũa, cốc, thìa...

Bước 3:

Tăng cường sức khoẻ, nâng cao đề kháng từ bên trong bằng cách uống nhiều nước, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C, kẽm như trái cây có múi (cam, quýt, bưởi), thịt bò, cá hồi, rau xanh…

Theo đó, kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch, cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể trước bệnh tật. Vitamin C có chức năng  chống lại dị ứng, làm tăng sức đề kháng. Đây là 2 hoạt chất quan trọng giúp bạn hạn chế tối đa sự tấn công của virus thuỷ đậu.

Bước 4:

Vệ sinh nhà cửa, khử trùng các đồ vật như: Tay nắm cửa, mặt bàn, giường, quần áo… Lý do cần làm điều này bởi virus có thể tồn tại nhiều giờ trong không khí và tại những vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc trước đó.

Không gian phòng cần thoáng mát, không khí lưu thông tốt để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus thuỷ đậu có môi trường phát triển thuận lợi.

Bước 5:

Chú ý những thay đổi của cơ thể. Nếu phát hiện sự bất thường như mệt mỏi, cảm giác ăn không ngon miệng, sốt nhẹ… thì nên hạn chế tới những nơi đông người, tốt nhất nên nghỉ ở nhà.

 Không muốn ăn, mệt mỏi có thể là dấu hiệu giai đoạn ủ bệnh thuỷ đậu

Không muốn ăn, mệt mỏi có thể là dấu hiệu giai đoạn ủ bệnh thuỷ đậu

Mời bạn theo dõi thêm cách phòng bệnh thuỷ đậu qua lời khuyên của TS. Nguyễn Thị Vân Anh trong video dưới đây:

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thuỷ đậu

Để hỗ trợ quá trình điều trị thuỷ đậu, bệnh nhân thuỷ đậu cần được chăm sóc đúng cách theo một số lưu ý sau:

- Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để giảm bớt ngứa ngáy, khó chịu.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, có thể tắm bằng nước ấm, nước trà xanh loãng hoà một chút muối hoặc bột yến mạch cũng rất tốt.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. 

- Đối với trẻ em: Nên cắt móng tay, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để hạn chế bé gãi gây trầy xước nốt mụn. Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

>>> XEM THÊM: Người bị thuỷ đậu kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Bổ sung sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa thuỷ đậu hiệu quả

Bên cạnh tiêm vắc-xin, nhiều chuyên gia cũng khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược để bổ sung từ bên trong nhằm nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh thuỷ đậu hiệu quả.

Như bạn đã biết, trước đây việc điều trị thủy đậu thường chỉ tập trung làm giảm các biểu hiện bên ngoài bằng các loại thuốc bôi tại chỗ như xanh methylen, thuốc tím, thuốc đỏ. Những loại thuốc này vẫn có một số tác dụng nhất định nhưng gây bẩn lên quần áo và đối với làn da non nớt của trẻ em đôi khi lại dẫn tới một số tác động xấu. Vì vậy, gel bôi ngoài da Subạc ra đời, đã khắc phục được hết những nhược điểm trên. Với thành phần chính là nano bạc cùng dịch chiết neem và chitosan, gel Subạc giúp sát khuẩn, tái tạo da, ngăn sẹo hiệu quả.

 Gel bôi ngoài da Subạc giúp sát khuẩn, ngừa sẹo thuỷ đậu hiệu quả

Gel bôi ngoài da Subạc giúp sát khuẩn, ngừa sẹo thuỷ đậu hiệu quả

Tuy nhiên, thuốc bôi ngoài chỉ có tác dụng tại chỗ, không thể phòng ngừa cũng như tăng hệ miễn dịch để bệnh nhân chống lại sự nhân lên của virus thủy đậu. Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu kĩ lưỡng và bào chế thành công sản phẩm cốm Subạc. Với những dược liệu tự nhiên như: Cao lá neem, lá xoài bạch chỉ… cùng vitamin C và các khoáng chất cần thiết giúp bổ sung từ bên trong, cải thiện sức đề kháng. Từ đó, giải quyết được những vấn đề còn thiếu trong cách điều trị thủy đậu trước đây.

 Cốm Subạc giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Cốm Subạc giúp tăng sức đề kháng, phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Đặt mua ngay

Như vậy, bộ đôi cốm Subạc và gel bôi ngoài da Subạc là một công thức chuyên biệt và toàn diện giúp hỗ trợ điều trị thủy đậu nói riêng, những bệnh lý truyền nhiễm nói chung và làm tăng sức đề kháng, giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Cảm nhận người dùng

Với tính an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus, rất nhiều khách hàng đã tin tưởng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Subạc.

Điển hình như trường hợp của chị Hoàng Thị Thảo Hương (26 tuổi, ở Hà Nội). Hai vợ chồng chị đã bị lây bệnh khi chăm sóc con trai nhỏ mắc thủy đậu. Nhờ dùng Subạc mà anh chị đã vượt qua giảm hẳn các triệu chứng bệnh chỉ sau 2 ngày. Cùng xem chia sẻ của chị Hương về quá trình đối phó với thủy đậu  TẠI ĐÂY.

Hay như chị Hồng (ở Quảng Yên, Quảng Ninh, số điện thoại: 0344232386) đã dùng Subạc để vượt qua dễ dàng bệnh thuỷ đậu. Xem thêm chia sẻ của chị qua video dưới đây.

Đánh giá của chuyên gia

Subạc ra đời không chỉ được khách hàng tin dùng mà còn nhận được đánh giá rất cao của các chuyên gia.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Subạc trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thủy đậu, mời bạn lắng nghe phân tích của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho trong video dưới đây.

>>> XEM THÊM: Ý kiến của TS. Vũ Thị Khánh Vân về tác dụng của gel Subạc trong hỗ trợ điều trị sẹo thủy đậu hiệu quả

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được cách phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thuỷ đậu, hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Subạc và gel bôi Subạc mỗi ngày, bạn nhé!

Mọi thắc mắc về cách phòng tránh bệnh thủy đậu và tư vấn về sản phẩm Subạc, mời bạn gọi tới tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc  liên hệ hotline (zalo/viber): 0916755060- 0916757545

 

Nguyễn Duyên

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.