Bệnh TAY CHÂN MIỆNG trẻ em và top 9 câu hỏi thường gặp

Bệnh tay chân miệng trẻ em, tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho loại virus này. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị ngay những kiến thức cơ bản về tay chân miệng để xử lý kịp thời căn bệnh này. Bạn hãy dành 3 phút THAM KHẢO nội dung bài viết để có cái nhìn rõ nét về bệnh tay chân miệng nhé!

Bệnh tay chân miệng trẻ em và 9 điều bạn cần biết

Để tránh việc trẻ bị mắc bệnh cũng như gặp những biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần biết 9 điều sau:

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là gì?

Theo các chuyên gia y tế cho biết, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác. Trong đó, thường gặp là virus đường ruột type 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt, virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.

Virus gây bệnh tay chân miệng

Virus gây bệnh tay chân miệng

2. Tay chân miệng lây qua đường nào?

Bệnh tay chân miệng lây truyền theo đường tiêu hóa và có khả năng lây lan, bùng phát thành dịch lớn, nguyên nhân là vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

3. Đã có vắc xin phòng ngừa hay thuốc điều trị tay chân miệng chưa?

Hiện nay, virus tay chân miệng vẫn có thể tấn công con người dễ dàng vì các nhà khoa học vẫn chưa bào chế được loại vắc xin phòng ngừa và cũng chưa tìm ra được loại thuốc điều trị đặc hiệu virus này. Vì vậy, việc điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp nhằm duy trì chức năng sống đối với những trường hợp nặng, đặc biệt có dấu hiệu suy tuần hoàn, hô hấp.

>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

4. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng trẻ em

Thông thường dấu hiệu tay chân miệng được biểu hiện cụ thể ở trẻ là: Bé thường mệt mỏi quấy khóc, sau 6-12 tiếng có sốt, thông thường là sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, một số bé không sốt hoặc chỉ sốt thoáng qua.

Trẻ bị tay chân miệng cần được chữa trị sớm để không gặp nguy hiểm

Trẻ bị tay chân miệng cần được chữa trị sớm để không gặp nguy hiểm

Sau khi sốt từ 24-48 tiếng, trẻ có biểu hiện có nốt phỏng nước ở miệng, sau 1-2 giờ do các bé mút nên vỡ ra tạo vết loét trên niêm mạc lưỡi, xung quanh miệng, có thể thấy những ban đỏ xung quanh miệng.

Lòng bàn tay, lòng bàn chân có những nốt phỏng nổi cộm lên mặt da, cứng, chắc, những nốt này thường khô và đóng vảy sau 2-3 ngày, sau đó bong ra. Ngoài ra, các bé có thể thấy ban đỏ ở chân, mông, đùi, hoặc cẳng tay.

Ngoài các biểu hiện chính như trên, các bé còn nôn trớ, hắt hơi, chảy nước mũi, đi ngoài phân lỏng 2-3 lần trong ngày trong 2-3 ngày.

Bệnh thường diễn biến trong vòng 5 ngày, sau đó đi vào trong giai đoạn ổn định, các vẩy trong lòng bàn tay bong ra, trẻ ăn trở lại. Tuy nhiên, một tỷ lệ (khoảng 1/1.000 trường hợp) có thể gặp biến chứng nặng.

5. Bệnh tay chân miệng trẻ em nguy hiểm thế nào?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, nhóm virus gây bệnh tay chân miệng ở nước ta đang khiến nhiều người lo lắng là EV71, chiếm 21% số lượng bệnh nhân. Chủng virus này dễ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ bị tay chân miệng có thể phải nhập viện trong trường hợp nguy kịch

Trẻ bị tay chân miệng có thể phải nhập viện trong trường hợp nguy kịch

Nhiễm EV71 thường liên quan đến các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Người nhiễm virus EV71 có nguy cơ gặp biến chứng thần kinh cao gấp 5 lần so với nhiễm các virus đường ruột khác gây bệnh tay chân miệng.

6. Cần làm gì đầu tiên khi phát hiện tay chân miệng ở trẻ?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều trị kịp thời để hạn chế diễn biến nặng.

Trẻ mắc bệnh cần được cách ly điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà nếu bệnh nhẹ. Cần giữ gìn vệ sinh cho trẻ, hạn chế bội nhiễm thêm các bệnh khác. Đồng thời, các gia đình không nên đưa trẻ đến trường trong thời gian bị bệnh để tránh lây nhiễm cho bạn cùng lớp.

>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì?

7. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng trẻ em

Bệnh chân tay miệng hay xảy ra ở lứa tuổi nhà trẻ. Bệnh do một số loại virus gây nên và được lây truyền qua đường tiêu hóa. Do đó, để phòng bệnh này, chúng ta phải thực hiện hai biện pháp chính:

- Tăng cường vệ sinh, đặc biệt là rửa tay thường xuyên, dùng dụng cụ, bát đĩa riêng, huấn luyện cho các bé không mút tay, ngậm đồ chơi và vệ sinh đúng chỗ.

- Cần phát hiện kịp thời những bé trong nhà trẻ có biểu hiện ốm đau bất thường để được đi khám và cách ly ngay, tránh lây truyền cho các học sinh khác.

8. Vệ sinh cho trẻ như thế nào khi mắc tay chân miệng?

Hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé khi bị tay chân miệng

Hãy vệ sinh sạch sẽ cho bé khi bị tay chân miệng

Cha mẹ nên tắm gội thường xuyên cho bé bị tay chân miệng, lưu ý nên chọn phòng kín gió. Khi tắm, cha mẹ nên chọn loại xà bông diệt khuẩn dành cho làn da nhạy cảm của bé. Cùng với đó, khi tắm nên cố gắng tránh để nước không chạm vào các nốt mụn khiến chúng bị vỡ ra. Không nên tắm nước lá bởi dễ gây bội nhiễm cho trẻ mắc bệnh.

9. Làm thế nào để hạn ngăn chặn biến chứng tay chân miệng?

Chuyên gia y tế khuyến cáo, không chỉ riêng bệnh tay chân miệng mà với bất cứ bệnh nào cũng cần thực hiện vệ sinh đầy đủ cho các bé để hạn chế biến chứng. Các bé cần vệ sinh răng miệng, tắm như bình thường, tuy nhiên, thời gian nên rút ngắn lại và dùng nước ấm để tránh bị nhiễm lạnh. Ngoài ra, các gia đình cần phải chú ý cho con ăn uống đầy đủ, không phải kiêng bất kỳ loại thực phẩm nào. Chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp con đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ?

Kiểm soát bệnh tay chân miệng trẻ em bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các kiến thức cơ bản giúp giải đáp cho các vấn đề liên quan đến bệnh tay chân miệng trẻ em kể trên, thì hiện nay, có một phương pháp mà các chuyên gia khuyên mọi người nên lựa chọn, đó chính là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới gel bôi thảo dược Subạc tiện dùng.

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tay chân miệng

Sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị tay chân miệng

Subạc chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Sầu Đâu, Xoan Ấn Độ), chitosan,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, giúp tăng cường khả năng tái tạo da và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì vậy, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người mắc tay chân miệng cũng như các bệnh ngoài da khác như: Sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng…

Hotline

Cảm nhận của người sử dụng

Từ khi có mặt trên thị trường, gel Subạc đã phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu…

Tiêu biểu như trường hợp của chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại: 0963121251), có con mắc bệnh tay chân miệng nhưng nhờ được dùng gel Subạc, bé đã vượt qua virus này một cách an toàn. Cùng xem chia sẻ của chị An về quá trình chữa bệnh tay chân miệng cho con trong nội dung video này nhé!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chữa bệnh sởi cho con của chị Hải Anh TẠI ĐÂY

Phân tích của chuyên gia

“Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Ngoài việc khám bác sĩ, mọi người có thể sử dụng sản phẩm gel Subạc để hỗ trợ điều trị tay chân miệng an toàn và hiệu quả”. Cùng nghe thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tại video dưới đây:

>>> Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho về tác dụng gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng

Với những thông tin kiến thức xung quanh bệnh tay chân miệng trẻ em, mong rằng đã cung cấp cho các bậc cha mẹ thông tin hữu ích cùng với các gợi ý hay giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả. Để an tâm hơn, bạn hãy cho bé dùng ngay sản phẩm gel Subạc nhằm cải thiện tay chân miệng hiệu quả nhé!

Đặt mua ngay

Để được giải đáp thêm bệnh tay chân miệng trẻ em hay tư vấn sản phẩm gel Subạc, bạn vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 0916757545

Hải Linh



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.