Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ và những điều cần lưu ý!

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một trong những bệnh ngoài da do virus “tấn công” khiến các bậc phụ huynh luôn cảm thấy lo lắng, bất an. Việc trang bị kiến thức cơ bản về bệnh và tìm ra được giải pháp phòng ngừa, điều trị tay chân miệng là điều hết sức cần thiết. Để có những thông tin chi tiết, mời bạn THAM KHẢO NGAY nội dung bài viết này nhé!

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh truyền nhiễm do enterovirus (với nhiều loại khác nhau như coxsackievirus, echovirus,... gây ra). Tỷ lệ lớn trường hợp bệnh nhân tay chân miệng là do virus Coxsackievirus A16 gây ra, có khả năng tự khỏi và ít biến chứng. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) được coi là nguy hiểm bởi thường kèm theo nhiều biến chứng khác.

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 gây nên được xem là thể bệnh nhẹ. Do đó, người mắc có thể sẽ phục hồi sớm trong khoảng 7 – 10 ngày mà không cần điều trị.

 Hình ảnh virus tay chân miệng tấn công trẻ em

Hình ảnh virus tay chân miệng tấn công trẻ em

Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng EV71 thì cha mẹ không thể chủ quan, bởi đây là tác nhân gây biến chứng nặng và dễ tử vong nhất. Các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng trẻ do gây ra viêm màng não, viêm não… Ở Việt Nam, theo các chuyên gia, hàng năm có khoảng 20% trường hợp bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus EV71 tấn công gây ra biến chứng viêm não. Vì vậy, khi có con nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 6 tuổi, cha mẹ cần quan tâm đến cách phòng ngừa và chữa bệnh tay chân miệng để sớm áp dụng  biện pháp xử lý kịp thời.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng và top 9 câu hỏi thường gặp

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ phát triển như thế nào?

Thông thường, virus tay chân miệng ở trẻ em có 3 thể chính và phát triển theo các giai đoạn tương ứng. Khi nhiễm virus tay chân miệng, thời gian đầu trẻ sẽ chưa có biểu hiện rõ nét nên cha mẹ rất khó xác định. Chúng thường diễn tiến theo các thể như:

- Thể không điển hình hay còn gọi là giai đoạn lâm sàng khi trẻ có dấu hiệu phát ban, loét miệng nhưng không rõ ràng, rất khó xác định được bệnh.

- Thể cấp tính có bốn giai đoạn điển hình, kéo dài 3 - 15 ngày và chia thành 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn ủ bệnh (3 -7 ngày): Thường không có triệu chứng gì.

+ Giai đoạn khởi phát (Từ 1 - 2 ngày): Với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

+ Giai đoạn bệnh toàn phát (Từ 3 - 10 ngày): Trẻ bị loét miệng mà vết loét phát triển đến đường kính 2 - 3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi. Các vết phát ban lan rộng và để lại vết thâm. Trẻ bị sốt nhẹ, nôn ói và có nguy cơ biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp. Trẻ sẽ tự khỏi sau 3 - 5 ngày nếu là bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do virus coxsackievirus A16.

 Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé

Bệnh tay chân miệng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé

- Thể tối cấp: Bệnh dẫn đến suy tuần hoàn, suy hô hấp, hôn mê co giật dẫn đến tử vong. Thể bệnh này thường xuất phát do virus EV71.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nên kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, trẻ nên kiêng gì trong chế độ ăn vào thời điểm này thì không phải ai cũng biết. Bạn không nên cho trẻ ăn uống đồ nóng, chứa nhiều đường hay dầu mỡ. Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, hãy làm nhỏ, xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ nuốt và hấp thu dưỡng chất, phục hồi sức khỏe hiệu quả.

Vệ sinh cẩn thận những dụng cụ ăn uống của trẻ và không cho trẻ dùng chung khăn tay với những người khác.

Chất thải của bé phải được xử lý đúng nơi, hợp vệ sinh.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý kiêng một số điều sau:

- Nhiều cha mẹ cho rằng, khi bị bệnh tay chân miệng dẫn đến phát ban, trẻ cần kiêng ra gió, tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, hai điều này không có cơ sở khoa học. Bạn cần đảm bảo môi trường sạch sẽ, tránh để con tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nước bẩn để bệnh không lan rộng.

Giữ gìn vệ sinh cho bé thật tốt để giảm nguy cơ bị tay chân miệng 

Giữ gìn vệ sinh cho bé thật tốt để giảm nguy cơ bị tay chân miệng

- Không để con gãi, chọc vào bọng nước trên da.

- Không dùng muối, chanh hay loại thuốc liền da, chống viêm nào để giảm nổi mẩn ngứa mà không có chỉ định của bác sĩ.

Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần nhớ chính là khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ là bệnh tay chân miệng, cần đưa trẻ tới bệnh viện để xét nghiệm và tư vấn phương pháp điều trị, tránh làm lây lan căn bệnh nguy hiểm này đến gia đình, cộng đồng.

>>> Xem thêm: Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Hotline

Kiểm soát bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ bằng gel Subạc

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là tình trạng rất phổ biến. Trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của bệnh, hiện nay có một phương pháp mà các chuyên gia khuyên mọi người nên lựa chọn, đó chính là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng an toàn và hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới gel bôi thảo dược Subạc – Đã được kiểm chứng lâm sàng và nhiều cha mẹ tin dùng.

 Gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả

Gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả

Subạc chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Sầu Đâu, Xoan Ấn Độ), chitosan,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm bôi lên da sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát, giúp tăng cường khả năng tái tạo da và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì vậy, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người mắc tay chân miệng hay các bệnh ngoài da khác như: Sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng… Vì được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên phù hợp cho mọi độ tuổi mà không lo gặp tác dụng phụ.

Đặt mua ngay

Cảm nhận của người sử dụng

Từ khi có mặt trên thị trường, gel Subạc đã phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu…

Tiêu biểu như trường hợp của chị Nguyễn Thị Bình An (ở Hà Nội, số điện thoại: 0963121251), có con mắc bệnh tay chân miệng nhưng nhờ được dùng gel Subạc, bé đã vượt qua virus này một cách an toàn. Cùng xem chia sẻ của chị An về quá trình chữa bệnh tay chân miệng cho con trong nội dung video này nhé!

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm chữa bệnh sởi cho con của chị Hải Anh TẠI ĐÂY

Phân tích của chuyên gia

“Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Ngoài việc khám bác sĩ, mọi người có thể sử dụng sản phẩm gel Subạc để hỗ trợ điều trị tay chân miệng an toàn và hiệu quả”. Cùng nghe thêm tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tại video dưới đây:

>>> Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia Trần Thị Thanh Nho về tác dụng gel Subạc trong hỗ trợ điều trị tay chân miệng

Trên đây là những thông tin về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra gợi ý giúp bạn phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tay chân miệng được hiệu quả, đó chính là sử dụng gel Subạc – Sản phẩm thảo dược an toàn cho mọi lứa tuổi. Cha mẹ nên áp dụng ngay nhé!

Để được tư vấn về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ và đặt mua sản phẩm gel Subạc, bạn hãy gọi tới số điện thoại tổng đài miễn cước: 18006107 hoặc gọi (zalo/viber): 0916755060 0916757545.

Yến Nhi



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.