Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Tìm hiểu ngay

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Đây là thắc mắc mà nhiều người bệnh sốt xuất huyết quan tâm. Bởi vì bên cạnh phác đồ điều trị thì dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện triệu chứng, đẩy nhanh quá trình bình phục. Vậy ăn gì tăng tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người mắc bệnh sốt xuất huyết

Bởi sự ảnh hưởng từ hệ thống miễn dịch của cơ thể, cho nên người mắc bệnh sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu trong máu. Tình trạng này được biểu hiện bằng những đốm xuất huyết đỏ trên da, chân răng hay các bộ phận khác trên cơ thể.

Để ngăn chặn và giảm thiểu nguy hiểm có thể xảy ra khi bị giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết, bạn nên chú ý bổ sung một số thực phẩm sau:

Thực phẩm giàu vitamin A, B12, C, K…

Bổ sung vitamin là điều cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết. Chúng vừa kích thích cơ thể sản sinh ra tiểu cầu, vừa nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Một số vitamin thiết yếu cần cho sự sản sinh tiểu cầu của cơ thể bao gồm:

Vitamin A 

Vitamin A là một hoạt chất có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành tế bào tiểu cầu khỏe mạnh đối với người bị bệnh sốt xuất huyết. Các thực phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin A bao gồm: Bí đỏ, cà rốt, măng tây, ngũ cốc, khoai lang,...

Vitamin B12

Vitamin B12 là hoạt chất đứng đầu trong danh sách những thực phẩm cần thiết cho người mắc bệnh sốt xuất huyết. Vitamin này đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào hồng cầu. Một số nghiên cứu còn cho thấy, sự thiếu hụt vitamin B12 có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu cầu thấp. 

Vì thế, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 vào chế độ ăn uống là điều cần thiết. Một số thực phẩm tiêu biểu có thể kể đến như: Cá hồi, cá ngừ, thịt bò, thịt gà, trứng,...

Bo-sung-vitamin-B12-giup-tang-tieu-cau-o-nguoi-mac-benh-sot-xuat-huyet.webp

Bổ sung vitamin B12 giúp tăng tiểu cầu ở người mắc bệnh sốt xuất huyết

Vitamin C 

Vitamin C đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cách thức hoạt động của tiểu cầu. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt - Một thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu. 

Ngoài ra, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh nên nếu bổ sung chúng với một lượng vừa đủ, khoảng 400-2000mg mỗi ngày có thể giúp tăng tiểu cầu trong máu hiệu quả. 

Các thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại. Từ đó, xử lý tình trạng tiểu cầu thấp do mắc bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Các thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam tươi, việt quất, chanh, bưởi, ổi, dâu tây, quả óc chó, súp lơ,…

Vitamin K 

Vitamin K có trong rất nhiều rau xanh như cải xoăn, cải thìa,... Bổ sung vitamin K không làm tăng lượng tiểu cầu nhưng hỗ trợ rất tốt trong quá trình đông máu. Từ đó, hạn chế lượng tiểu cầu bị mất khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Theo 1 cuộc khảo sát cho thấy có tới 26.98% người bổ sung vitamin K cải thiện về số lượng tiểu cầu và giảm các triệu chứng xuất huyết. 

Thực phẩm giàu folate

Folate (Acid folic) là 1 loại vitamin B giúp nâng cao mức tiểu cầu trong cơ thể. Thành phần này hoạt động theo cơ chế gia tăng sự phân chia các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, trong đó có tiểu cầu. 

Tốt hơn hết là sử dụng folate từ thực phẩm hơn là từ chất bổ sung (ngoại trừ phụ nữ mang thai). Bởi vì thực phẩm bổ sung folate cung cấp một lượng acid folic cao có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động chính xác của vitamin B12 bên trong cơ thể. 

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), người lớn cần tối thiểu 400mcg folate mỗi ngày. Để tăng cường tiêu thụ folate, bạn hãy ăn nhiều bông cải xanh, đậu, gan bò, cơm, ngũ cốc, măng tây,...

Folate-acid-folic-mang-lai-hieu-qua-cao-trong-tang-tieu-cau-o-nguoi-benh-sot-xuat-huyet.webp

Folate (acid folic) mang lại hiệu quả cao trong tăng tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết

Thực phẩm giàu acid béo omega 3

Omega 3 là thành phần giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như mức tiểu cầu trong máu. Các loại thực phẩm giàu acid béo omega 3 bao gồm: Hạt óc chó, cá hồi và đậu.

Thực phẩm giàu sắt

Sắt rất cần thiết cho sự khỏe mạnh của các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Một nghiên cứu thực hiện ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên bị thiếu máu do thiếu sắt cho thấy: Sắt có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người mắc bệnh sốt xuất huyết.

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), nam giới trên 18 tuổi và nữ 50 tuổi trở lên cần 8mg sắt mỗi ngày. Trong khi đó, phụ nữ từ 19 đến 50 tuổi cần 18mg và 27mg trong thời kỳ mang thai. Một số thực phẩm giàu sắt tiêu biểu như: Hàu, gan bò, socola đen, ngũ cốc, đậu lăng, đậu hũ,...

Thực phẩm giàu chất chống viêm

Người bị sốt xuất huyết nên ăn thực phẩm giàu chất chống viêm, hỗ trợ sản xuất tiểu cầu để giảm các triệu chứng cũng như giúp cơ thể nhanh hồi phục. Do đó, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung nhiều rau, ngũ cốc, đậu,... 

Thực phẩm giàu chất diệp lục

Chất diệp lục giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Một cuộc khảo sát cho thấy: Dùng chất diệp lục bổ sung cho người bị sốt xuất huyết làm tăng số lượng tiểu cầu hiệu quả. 

Diệp lục là 1 hoạt chất có rất nhiều trong bất kỳ loại thực vật xanh nào. Vì vậy bạn có thể bổ sung bằng cách ăn nhiều rau, bí xanh, cỏ lúa mì,...

Diep-luc-rat-can-thiet-cho-nguoi-benh-sot-xuat-huyet-bi-giam-tieu-cau.webp

Diệp lục rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu

Bổ sung hoa quả cho người bệnh sốt xuất huyết

Một số loại hoa quả sau đây rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết trong nâng cao hệ miễn dịch và tăng số lượng tiểu cầu. Bao gồm:

Quả đu đủ

Đối với những người đang bị sốt xuất huyết, đu đủ là lựa chọn tốt nhất giúp tăng tối đa tiểu cầu. Bởi trong đu đủ có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho quá trình tăng tiểu cầu như folate, vitamin C, chất xơ,...

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn 1 lượng vừa đủ khoảng từ 2-3 miếng trong 1 ngày để cải thiện tình trạng tiểu cầu giảm.

Quả lựu

Lựu rất giàu chất dinh dưỡng và khoáng chất, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Bổ sung lựu cho người mắc bệnh sốt xuất huyết làm giảm cảm giác kiệt sức và mệt mỏi. 

Bên cạnh đó, lựu còn là một nguồn thực phẩm giàu chất sắt và rất có lợi cho máu. Nó cũng giúp duy trì số lượng tiểu cầu trong máu ở mức bình thường, điều quan trọng trong phục hồi bệnh sốt xuất huyết.

Quả dừa

Nước dừa giúp làm tăng mức tiểu cầu ở người mắc bệnh sốt xuất huyết. Nước dừa không chỉ bổ sung vitamin A, B và C mà còn cung cấp các khoáng chất, canxi, kali, sắt, phốt pho.

Quả thanh long

Thanh long giúp cải thiện số lượng tiểu cầu ở người bị bệnh sốt xuất huyết vì đặc tính chống oxy hóa của nó. Từ đó, chống lại sự phá hoại tiểu cầu của các gốc tự do.

Quả ổi

Liên quan đến điều trị bệnh sốt xuất huyết, ổi và nước ép từ loại quả này đã được chứng minh là cải thiện số lượng tiểu cầu vô cùng hiệu quả. 

Quả mơ

Mơ là 1 loại hoa quả giàu chất sắt, giúp cải thiện số lượng tiểu cầu trong cơ thể. Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn 1 lượng quả mơ tương đương với 1 bát cơm, 2 lần/ngày.

Quả kiwi

Kiwi là một trong những loại trái cây rất được khuyến khích trong thời kỳ sốt xuất huyết. Kiwi chứa rất nhiều kali và vitamin C giúp tăng cường tiểu cầu trong máu. Kiwi có thể phá vỡ chu kỳ giảm tiểu cầu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Người mắc bệnh sốt xuất huyết nên ăn 2 quả kiwi mỗi ngày để tăng số lượng tiểu cầu. 

Nguoi-mac-benh-sot-xuat-huyet-giam-tieu-cau-can-bo-sung-them-hoa-qua-tuoi-hang-ngay.webp

Người mắc bệnh sốt xuất huyết giảm tiểu cầu cần bổ sung thêm hoa quả tươi hàng ngày 

Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần tránh ăn gì?

Một số thực phẩm cần tránh khi bị sốt xuất huyết bao gồm rượu, việt quất, vitamin E,... Cụ thể như sau:

Vitamin E và dầu cá - Người bị sốt xuất huyết nên tránh

Người bị bệnh sốt xuất huyết có lượng tiểu cầu thấp dẫn đến máu khó đông. Các chất bổ sung vitamin E và dầu cá có thể làm cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn. 

Vì vậy, người bị bệnh sốt xuất huyết nên tránh bổ sung những thực phẩm giàu vitamin E và dầu cá như: Hướng dương, hạnh nhân, dầu ô liu,...

Không uống rượu khi bị sốt xuất huyết

Rượu bia là nguyên nhân làm gián đoạn quá trình sản xuất hồng cầu trong tủy xương, làm giảm sản xuất tất cả các loại tế bào tạo máu, bao gồm tiểu cầu. 

Tốt nhất, người mắc bệnh sốt xuất huyết nên tránh rượu hoàn toàn để không làm số lượng tiểu cầu giảm mạnh. 

Ruou-bia-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-lam-giam-tieu-cau-manh-o-nguoi-bi-benh-sot-xuat-huyet.webp

Rượu bia là một trong những nguyên nhân làm giảm tiểu cầu mạnh ở người bị bệnh sốt xuất huyết

Cải thiện hiệu quả bệnh sốt xuất huyết nhờ cốm Subạc

Phần lớn, người bị sốt xuất huyết là do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên cơ thể không có khả năng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, sự giảm thiểu tiểu cầu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Do đó, phòng ngừa sốt xuất huyết và cải thiện triệu chứng bệnh là điều cần thiết.

Hiện nay, để phòng ngừa, cải thiện triệu chứng sốt xuất huyết cũng như ngăn chặn nguy cơ giảm tiểu cầu, các chuyên gia khuyên người dùng nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần từ cây thuốc quý, vitamin, khoáng chất tự nhiên như cốm Subạc.

Cụ thể, thành phần trong cốm Subạc có tác động như sau: 

  • Vitamin C: Đây là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Cao nhọ nồi: Nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính mát, có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt giải độc, giúp cải thiện tình trạng giảm tiểu cầu ở người bị sốt xuất huyết hiệu quả.
  • Kẽm gluconate: Bổ sung kẽm bằng đường uống giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện hiệu quả các phản ứng viêm do virus sốt xuất huyết gây ra.
  • L-Lysine: Là một acid amin có vai trò quan trọng trong tổng hợp protein, giúp ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Một nhóm nghiên cứu thuộc đại học Dược khoa Indiana, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm vai trò của L-Lysine trong điều trị bệnh virus và cho kết quả như sau: L-Lysine thật sự có hiệu quả trong việc làm giảm tần suất tái nhiễm và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Cao tạo giác thích (bồ kết): Có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn, virus gây bệnh, trong đó có sốt xuất huyết. 
  • Cao lá neem (xoan Ấn Độ hay sầu đâu): Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ thông qua cả 2 cơ chế: Ức chế ROS và cytokine tiền viêm. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, dịch chiết neem có hiệu quả cao trong phòng ngừa bệnh truyền nhiễm và nâng cao thể trạng. 
  • Cao lá xoài: Ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn. Từ đó, mang lại hiệu quả cao trong kháng khuẩn, ngừa viêm. 
  • Cao bạch chỉ: Thảo dược có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống khuẩn. 
  • Kali iodid: Có khả năng chống oxy hóa, ngừa viêm và giúp điều hòa hệ miễn dịch. 

Sản phẩm cốm Subạc được bào chế dưới dạng cốm, nên rất thích hợp sử dụng, đặc biệt là những đối tượng là trẻ em,... Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, nên đảm bảo an toàn và có thể sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Com-Subac-Giai-phap-cai-thien-sot-xuat-huyet-giam-tieu-cau-hieu-qua.webp

Cốm Subạc - Giải pháp cải thiện sốt xuất huyết giảm tiểu cầu hiệu quả

nut-dat-mua.webp

Ngoài ra, để tình trạng sốt xuất huyết nhanh chóng hồi phục hơn, các chuyên gia cho rằng người bệnh nên sử dụng phối hợp bộ đôi sản phẩm, tác động cả bên trong lẫn bên ngoài. Đó là cốm và gel Subạc. 

Gel Subạc có tác dụng sát khuẩn mạnh, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Với thành phần chính từ nano bạc kết hợp với dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate. Công thức toàn diện này giúp người bệnh sốt xuất huyết giảm thiểu các triệu chứng ngoài da một cách rõ rệt. Đồng thời, sử dụng gel Subạc có tác động đẩy nhanh quá trình tái tạo da và ngăn ngừa nguy cơ để lại sẹo hiệu quả. 

Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng cốm Subạc

Bộ đôi thảo dược cốm và gel Subạc từ khi có mặt trên thị trường đã giúp rất nhiều người vượt qua sốt xuất huyết cùng các bệnh ngoài da do virus an toàn, hiệu quả. 

Tiêu biểu như trường hợp của chị Đặng Kiều Trang (Hồ Nghinh, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, Đà Nẵng) từng bị sốt xuất huyết với nhiều đốm đỏ dưới da, loang lổ khắp người kèm theo nhức mỏi, ngứa ngáy. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tuần sử dụng sản phẩm cốm Subạc, da dẻ chị Trang đã mịn màng và hồng hào trở lại, triệu chứng sốt xuất huyết cũng giảm đi đáng kể. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Trang TẠI ĐÂY.

Sốt xuất huyết nên ăn gì để tăng tiểu cầu? Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc tất cả những thực phẩm cần bổ sung cho người bệnh sốt xuất huyết. Bao gồm: Thực phẩm giàu vitamin, folate, omega 3, sắt,... Bên cạnh đó, người bệnh đừng quên sử dụng cốm Subạc để ngăn chặn tình trạng giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết hiệu quả. 

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm các thông tin liên quan đến bệnh sốt xuất huyết hay bộ đôi thảo dược cốm và gel Subạc, hãy để lại thông tin dưới mục bình luận, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chi tiết!

Tài liệu tham khảo

https://www.thedailystar.net/health/news/healthy-diet-tips-dengue-patients-1784128

https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/food-news/tried-and-tested-foods-that-can-increase-platelet-count-during-dengue/photostory/87255923.cms

https://www.medindia.net/homeremedies/platelet-count.asp



Bình luận

  • Thắm
    Thắm - Gửi lúc 05:44 04/12/2021
    Xin hỏi bs.Con e bị sốt sốt huyết. Tinh đến ngày hôm nay la 6 ngày. Hôm nay bé k con nong sốt va ban do nữa. E đã cho bé xong hơi va bi chay máu cam k biết có sao k a
    • Chuyên gia tư vấn
      Chào chị. Chảy máu mũi là một trong những biến chứng nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được các bác sĩ theo dõi, điều trị kịp thời, tránh nhập viện trong tình trạng trụy mạch. Như vậy, việc điều trị mới mang lại kết quả tốt hơn. Ngoài ra chị phối hợp thêm cho bé uống Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề khángChúc bé nhanh cải thiện. Tổng đài tư vấn: 18006107 (Miễn cước). Zalo, Viber: 0916.755.060 – 0916.757.545
4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An
    Bí quyết cải thiện chân tay miệng từ thiên nhiên của chị Bình An

    Mỗi lần chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột là những lần virus, vi khuẩn tấn công trẻ nhỏ một cách rầm rộ. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh ngoài da do virus gây ra. Bệnh khiến trẻ rơi vào trạng thái sức khỏe yếu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn vượt qua mùa dịch, bạn HÃY XEM NGAY chia sẻ kinh nghiệm cải thiện bệnh tay chân miệng nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cho con của chị Nguyễn Thị Bình An (Hà Nội, số điện thoại: 0973702929) dưới đây nhé!

  •  Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng
    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm - Dùng ngay thảo dược này để cải thiện nhanh chóng

    Trẻ bị tay chân miệng quấy khóc đêm nhiều khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Để cải thiện tình trạng này cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, phòng ngừa các biến chứng xảy ra, nhiều bậc phụ huynh đã cho con sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống ngoài bôi” cốm và gel Subạc.

  • Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích
    Bệnh herpes là gì? - Chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải thích

    Nhiều người không biết bệnh herpes là gì? Bệnh hình thành nguyên nhân do đâu và lây qua đường nào, có nguy hiểm không?... Tất cả thắc mắc liên quan tới bệnh sẽ được chuyên gia Trần Thị Thanh Nho giải đáp trong nội dung video này nhé!

  •   4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ
    4 thực phẩm tốt cho bệnh chân tay miệng ở trẻ

    Chân tay miệng là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Để giữ an toàn cho trẻ các bậc cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và quan sát trẻ để nhận biết dấu hiệu một cách chính xác, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp. Cha mẹ cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng để giúp trẻ cải thiện bệnh tốt hơn.